Cấu trúc thông tin của câu không đầy đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 77 - 81)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3.1. Cấu trúc thông tin của câu không đầy đủ

3.3.1.1. Nhận xét chung

Như đã biết, khi tạo lập câu như là đơn vị giao tiếp, người nói (viết) luôn có mục đích chuyển đến người nghe một thông tin mới nào đó. Như vậy, thông thường, câu phải có ít nhất một bộ phận mang thông tin mới (cái mới, cái chưa biết với người nghe). Trong thực tế hoạt động viết (nói), để tiết kiệm, hạn chế sự trùng lặp không cần thiết và tạo ấn tượng về phong cách mới mẻ, độc đáo, người nói, (viết) thường sử dụng thủ pháp tỉnh lược hoặc tách câu để tạo nên những câu không đầy đủ có cấu trúc thông tin, cấu trúc đề - thuyết đặc biệt. Về mặt thông tin, nét riêng của câu không đầy đủ so với câu đầy đủ là ở chỗ nếu nhiều câu đầy đủ thường gồm bộ phận mang thông tin đã biết (cái đã biết, thông tin cũ) và bộ phận mang thông tin mới (cái mới) thì ở câu không đầy đủ, trong nhiều trường hợp, chỉ có bộ phận mang thông tin mới (cái mới). Chẳng hạn, thử xem xét cấu trúc thông tin của những câu sau:

(40) - Mợ mệt à? - Không!

(41) - Mợ giận tôi đấy à? - Không!

(42) - Bao giờ mợ định về? - Không biết. (Oằn tà rroằn)

Trong các ví dụ (40), (41), (42), các câu hỏi đều là câu đầy đủ trong đó có cả bộ phận mang thông tin cũ (cái đã biết) và thông tin mới (cái mới); còn các câu trả lời đều là câu không đầy đủ và chúng chỉ có bộ phận mang thông tin mới (cái mới). Ở những câu trả lời là câu không đầy đủ, bộ phận mang thông tin cũ đã bị lược bỏ.

3.3.1.2. Các kiểu cấu trúc thông tin của câu không đầy đủ

Theo kết quả khảo sát sơ bộ, có thể xác định hai kiểu cấu trúc thông tin của câu không đầy đủ: câu không đầy đủ chỉ gồm thông tin mới (cái mới) và câu không đầy đủ gồm cả thông tin mới (cái mới) và thông tin cũ (cái đã biết).

1) Câu không đầy đủ chỉ có bộ phận mang thông tin mới (cái mới)

Thuộc kiểu câu này là:

a) Những câu chỉ gồm một từ

Ví dụ:

(43) (Nhưng bà có cho cháu hai hào thì cháu kéo hầu bà giờ nữa.) - Được. (Người ngựa và ngựa người)

(44) (Ông có bằng lòng không ?)

- Dạ! (Xin chữ cụ nghè)

(45) (Bỗng trong bóng tối, cụ thấy lù lù có cái bóng đen. Vừa ngạc nhiên, vừa sợ, cụ giật mình hỏi:)

- Ai ? (Cái thú tổ tôm)

(46) (Thế chị đã biết tin này chưa? Quý thở dài: - Chưa (Người vợ lẽ bạn tôi)

(47) (Chào mợ! Trai hay gái?) - Trai! (Oẳn tà rroằn)

Những câu ở ví dụ từ (43) đến (47) đều chỉ có một từ và đều là những câu xuất hiện trong lời hội thoại. Chúng đều mang thông tin mới đáp ứng được yêu cầu của người hỏi (hay người tham gia đối thoại). Cần chỉ ra rằng ở các câu (46), (47), mặc dù các từ (chưa, trai) ở các câu trả lời đã xuất hiện trong câu hỏi trước đó nhưng chúng vẫn mang thông tin mới mà người hỏi chờ đợi ở người trả lời.

Bên cạnh những câu một từ là câu trả lời như trên đây cũng có thể gặp những câu một từ chỉ mang thông thông tin mới là câu trình bày (câu trần thuật) xuất hiện trong lời miêu tả.

Ví dụ:

(48) Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. (Bữa no ... đòn, tr.236)

b) Những câu là tổ hợp từ

Ví dụ:

(49) (Bọn người nhốn nháo) Chạy tứ tung . (Thằng ăn cắp) (50) (Cậu ấy quẳng ra ba xu bảo nó:

- Mua nước đá.) Nhưng không được mó tay vào nhé. (Thanh! Dạ!) (51) (Thanh!). Đi quàng lên. (Thanh! Dạ!)

(52) (Anh ba Cốc chờ vợ năm hôm, lại mười hôm). Rồi nửa tháng đến một tháng. (Vợ)

(53) (Chỉ tại mày mà hỏng việc). Đồ khốn nạn ! (Cái lò gạch cũ)

Trong những ví dụ trên từ (49) đến (53), những câu không đầy đủ (in nghiêng) đều có cấu tạo là cụm từ và chỉ gồm những từ mang thông tin mới.

2) Câu không đầy đủ gồm cả bộ phận mang thông tin đã biết lẫn thông tin mới

Thực tế cho thấy, câu không đầy đủ, nhất là câu tỉnh lược, ở dạng ngắn gọn nhất, thường là những câu chỉ có bộ phận mang thông tin mới (cái mới). Tuy nhiên, vì một số lí do mà trong không ít trường hợp, câu không đầy đủ vẫn có thể gồm cả bộ phận mang thông tin đã biết, tức là vẫn phải có sự lặp lại một hoặc một vài từ đã xuất hiện ở trước đó. Trong các lí do của điều nêu trên, có lí do về ngữ nghĩa (để câu rõ nghĩa hơn) và lí do về ngữ dụng (để biểu thị thái độ phù hợp của người nói đối với người nghe).

Dưới đây là một số ví dụ về câu không đầy đủ gồm cả bộ phận mang cái đã biết và cái mới.

(54) (Anh vừa đi vừa thở dài. Khách cũng vừa đi vừa thở dài.) Càng đi càng thấy phố vắng tanh, vắng ngắt. (Người ngựa và ngựa người)

(55) (Vai anh Tư Bền đóng hôm ấy cứ phải luôn ở sân khấu.) Nhất là phải làm

nhiều điệu bộ hơn mọi khi. (Kép Tư Bền)

(56) (Ông cụ nhăn mặt để gắt:

(57) (Anh Ba Cốc từ ngày lấy được vợ thì đâm lo.) Lo ngày, lo đêm. (Vợ)

(58) (Nhưng bác khán một mực lắc đầu sai con trai đuổi anh khỏi cửa.) Rồi từ

hôm sau, cấm không cho anh vào nhà. (Vợ)

Trong ví dụ (54), ở câu không đầy đủ có cả bộ phận mang thông tin đã biết (được biểu thị bởi từ đi đã xuất hiện ở câu trước) lẫn bộ phận mang thông tin mới (nêu ở các từ còn lại).

Ở ví dụ (55), câu không đầy đủ cũng gồm cả bộ phận mang thông tin đã biết (được biểu thị bởi từ phải đã xuất hiện ở câu trước) lẫn bộ phận mang

thông tin mới (nêu ở các từ còn lại).

Ở ví dụ (56), nói xong (ở câu không đầy đủ) là bộ phận mang thông tin cũ các từ còn lại mang thông tin mới.

Ở ví dụ (57), từ lo ở câu không đầy đủ mang thông tin đã biết, các từ còn lại mang thông tin mới.

Trong ví dụ (58), ở câu không đầy đủ, bộ phận mang thông tin cũ là anh (đã xuất hiện ở câu trước), còn các bộ phận mang thông tin mới là tất cả các từ còn lại. Có trường hợp, mặc dù về mặt thông tin, người nói (người trả lời) có thể trả lời ngắn gọn bằng câu chỉ gồm bộ phận mang thông tin mới nhưng vì lí do lịch sự, họ vẫn phải trả lời dài hơn (bằng câu không đầy đủ chứa cả thông tin đã biết và thông tin mới).

Ví dụ :

(59) (-Lần trước bà ở cữ trai hay gái?) -Thưa bà, cháu gái. (Oằn tà rroằn) (60) (Thế bà đẻ dễ hay khó? ) -Thưa bà, dễ ạ. (Oằn tà rroằn) (61) (- Bà đẻ con so hay con rạ?) - Thưa bà, con so. (Oằn tà rroằn)

Trong ví dụ (59) mặc dù có thể trả lời bằng câu ngắn gọn nhất chỉ mang thông tin mới (ví dụ: - Gái) nhưng người nói vẫn chọn câu dài hơn có cả thông tin đã biết (được biểu thị bằng các từ bà, cháu)

Tương tự như vậy, trong các ví dụ (60), (61), thay cho việc sử dụng câu trả lời ngắn gọn nhất (chỉ gồm một từ) người nói vì phép lịch sự, đã chọn câu dài hơn trong đó có cả bộ phận mang thông tin đã biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)