Vấn đề khôi phục lại thành phần bị tỉnh lược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 58)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.5. Vấn đề khôi phục lại thành phần bị tỉnh lược

Theo quan niệm chung về tỉnh lược thì một trong điều kiện để xác định hiện tượng này là khả năng khôi phục lại yếu tố bị tỉnh lược.

Trong mục này, chúng tôi thử tiến hành việc khôi phục thành phần bị lược bỏ trong một số trường hợp để một mặt, chứng minh “tính chất tỉnh lược” của những câu được thống kê; mặt khác, cũng để làm rõ hơn phần nào tính phức tạp của việc khôi phục lại thành phần bị tỉnh lược.

1) Nguyên tắc khôi phục lại thành phần bị tỉnh lược

a) Cần bảo đảm sự trung thành đối với nội dung mà tác giả muốn diễn đạt. Theo nguyên tắc này, việc khôi phục thành phần bị tỉnh lược phải bảo đảm không dẫn đến sự thay nội dung so với nguyên văn.

b) Cần cố gắng hạn chế, khắc phục tối đa sự trùng lặp

Theo nguyên tắc này, cần tránh sự máy móc, sự phụ thuộc cứng nhắc vào văn cảnh mà cố gắng lựa chọn các từ để khôi phục không chỉ phù hợp với nội dung nguyên bản mà còn phải đảm bảo sự phù hợp về ngữ nghĩa, ngữ pháp và phong cách.

2) Thử nghiệm khôi phục lại thành phần chủ ngữ bị tỉnh lược

Chúng ta coi việc khôi phục chủ ngữ ở đây là việc làm mang tính “thử

nghiệm” vì đây là công việc rất khó khăn mà giải pháp khôi phục được đề xuất

chỉ là một trong các phương án có thể. Cũng cần nói ngay rằng so với những câu tỉnh lược (biến thể tỉnh lược là sản phẩm của nhà văn), những câu đầy đủ (câu được khôi phục các thành phần bị lược bỏ) chủ yếu chỉ có giá trị minh họa cho một mục đích nghiên cứu như đã chỉ ra chứ không có giá trị chuẩn mực (về ngữ pháp và về phong cách, về tu từ học) tương đương với câu tỉnh lược của nhà văn. Khi xem xét khả năng khôi phục lại thành phần bị tỉnh lược, cụ thể là chủ ngữ, chúng tôi nhận thấy, như đã nói ở trên, đây là công việc khó khăn, phức tạp. Sở dĩ nói như vậy là vì trước một câu tỉnh lược, không phải chỉ có một cách hiểu và một cách khôi phục duy nhất. Chẳng hạn, thử xem xét khả năng khôi phục của thành phần tỉnh lược trong trường hợp sau:

(65) (Ai cũng kéo cả ra đường để nhìn theo. Một thằng chạy. Mấy trăm người đuổi...) Ø Bụi mù. (Thằng ăn cắp, tr.114)

Khi phân tích câu tỉnh lược trên đây và đưa ra cách khôi phục lại lược tố Trần Ngọc Thêm đã viết “Công thức khôi phục tỉnh lược cho trường hợp này có

dạng: “Kết quả là N.” (Kết quả là bụi mù.). Theo cách phân tích và khôi phục này

thì chủ tố (kết quả) không hề xuất hiện ở bất kì câu nào trong phần văn bản đứng trước. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đối với trường hợp này, còn có thể có một cách phân tích và khôi phục khác, theo đó, coi đường ở câu trước đó là chủ tố. Với cách hiểu này, có thể khôi phục yếu tố tỉnh lược như sau: “Đường bụi mù”.

Xem xét khả năng khôi phục chủ ngữ bị tỉnh lược, chúng tôi thấy cần phân biệt các trường hợp chính sau:

a) Trường hợp dễ khôi phục lại chủ ngữ tỉnh lược (lược tố)

Trong trường hợp này, chủ tố đã xuất hiện ở câu (chủ ngôn) đứng trước làm căn cứ để khôi phục lại lược tố.

Ở trường hợp này, cũng cần phân biệt được hai trường hợp cụ thể: - Trường hợp chủ tố và lược tố trùng nhau hoàn toàn

Ví dụ:

(66) (Nó lạy! Nó van! Nhưng ai tha?). Ø Dại gì mà tha thằng ăn cắp?

(Thằng ăn cắp, tr.116)

Chủ ngữ tỉnh lược ở câu trên đây có thể khôi phục lại như sau: “Ai dại gì

mà tha thằng ăn cắp? Trong trường hợp này, chủ tố và lược tố trùng nhau (đều

là nó).

(67) (Nó đau quá.) Ø Nằm sóng soài, không nói được nữa. (Thằng ăn cắp,

tr.116)

Câu tỉnh lược chủ ngữ trên đây có dạng đầy đủ là: “Nó nằm sóng soài,

không nói được nữa”. Trong trường hợp này, chủ tố và lược tố cũng trùng nhau

(đều là nó).

(68) (Tôi ngẫm nghĩ.) Đêm hôm ấy về, Ø rơi nước mắt. (Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo, tr.207).

Khôi phục lại chủ như tỉnh lược ở trường hợp trên, ta có câu: “Đêm hôm

ấy về, tôi rơi nước mắt.”. Đây cũng là trường hợp chủ tố và lược tố trùng nhau

(đều là tôi và đều là chủ ngữ).

(69) (Buổi tối, bà không thích đi đến những nơi thoáng khí để hóng mát.) Ø Phải vạ mà đánh phấn, bôi môi, mà đóng áo dài vào. (Phành phạch, tr.378)

Có thể khôi phục lại chủ ngữ bị tỉnh lược ở câu trên đây như sau: “ Bà

phải vạ mà đánh phấn, bôi môi, mà đóng áo dài vào.”. Trong trường hợp này,

chủ tố và lược tố cũng trùng nhau.

- Trường hợp chủ tố và lược tố không trùng nhau

Trong trường hợp này, chủ tố thường là danh từ, cụm danh từ, còn lược tố là đại từ thay thế cho danh từ, cụm danh từ xuất hiện với cương vị như chủ tố).

Ví dụ:

(70) (Tìm mãi không thấy, hai vợ chồng nhà chủ trợn mắt, trợn mũi luống cuống, chỉ trỏ bàn nhau.) Ø Không biết làm thế nào cho êm chuyện. (Cụ Chánh Bá mất giày, tr.143)

Ở ví dụ vừa dẫn, chủ tố là “hai vợ chồng nhà chủ”. Để tránh việc lặp lại một đoạn (cụm từ) khá dài, cần sử dụng đại từ (họ) để khôi phục lại lược tố: “Họ không biết làm thế nào cho êm chuyện”.

(71) (Một tốp người đi, một tốp người lại.) Ø Tranh nhau đi lại, rồi mắc ngẵng

ở lối hẹp. (Bữa no …đòn, tr.232)

Ở câu vừa dẫn, không thể dùng nguyên chủ tố (một tốp người) để khôi phục lại lược tố. Giải pháp phù hợp ở đây là sử dụng đại từ (họ) để thay thế: “Họ tranh nhau đi lại rồi mắc ngẵng ở lối hẹp.”.

(72) (Bỗng một tràng pháo điện quang bên hàng xóm nổ, bắn những tiếng xé mang tai làm Trần tỉnh giấc. Trần cựa.) Ø Rồi lại nằm im. (Cái tết của những

đại văn hào, tr.577)

Trong ví dụ trên đây, mặc dù có thể dùng nguyên chủ tố (Trần) để khôi phục lại lược tố; tuy nhiên, giải pháp này sẽ dẫn đến sự lặp từ. Giải pháp hợp lí hơn là dùng từ thay thế: “Rồi anh lại nằm im”

(73) (Trẻ con phần nhiều đãng trí, hay quên, có khi tay cầm quản bút rồi mà mách thầy là anh nào ăn cắp.) Có khi lọ mực móc dây vào ngón tay rồi lúc hứng Ø cứ như thế đưa cả lên đầu mà gãi. (Thầy cáu, tr.210)

Ở ví dụ vừa dẫn, không thể dùng chủ tố (trẻ con) để khôi phục lại lược tố vì sẽ tạo nên sự trùng lặp từ. Giải pháp phù hợp ở đây cũng là sử dụng, đại từ (chúng) để khôi phục lại lược tố: “Có khi lọ mực móc dây vào ngón tay rồi lúc

hứng, chúng cứ như thế đưa cả lên đầu mà gãi.”.

(74) (Và khi biết rằng chiều nay có chợ phiên to trên Bách thú, tự nhiên anh Tiêu thấy nhẹ nhõm hẳn người.). Một hôm nay Ø kiếm bằng ba bốn ngày thường.) (Được chuyến khách, tr.342)

Ở ví dụ (74), giải pháp phù hợp để khôi phục lược tố là dùng từ anh thay cho anh Tiêu (là chủ tố) để khôi phục lại chủ ngữ tỉnh lược : “Một hôm nay, anh kiếm bằng ba bốn ngày thường.”.

b) Trường hợp khó khôi phục lại chủ ngữ bị tỉnh lược

Trong trường hợp này, chủ tố không xuất hiện ở phần văn bản đứng trước (tức là chủ tố có tính khiếm diện). Để khôi phục lại chủ ngữ tỉnh lược ở trường hợp này, cần có sự suy luận dựa vào ngữ cảnh (văn cảnh, hoàn cảnh, tình huống nói năng).

Ví dụ:

(75) (Một người qua đường đuổi theo nó. Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi hàng chục người...) Rồi Ø không đếm được bao nhiêu người nữa. (Thằng ăn cắp, tr.114)

Trong ví dụ (75) có sự tỉnh lược chủ ngữ ở trước động từ - vị ngữ (đếm) nhưng chủ tố không hề hiện diện ở bất kì chủ ngôn nào trước đó. Đối với trường hợp này, có thể dựa vào sự suy đoán để xác định chủ tố là “người ta” (chỉ những người chứng kiến sự việc nói chung). Theo sự suy đoán đó, có thể khôi phục lại chủ ngữ bị tỉnh lược ở ví dụ trên như sau: “Rồi người ta không

đếm được bao nhiêu người nữa.”.

(76) (Bà ấy mệt quá...). Ø Không biết mất cái khăn, đôi khuyên hay năm đồng bạc? Ø Không biết bị đánh có đau không ? Ø Chờ bà ấy đến sẽ rõ. (Thằng ăn cắp,

tr.117)

Trong ví dụ (76) có ba câu tỉnh lược chủ ngữ trong đó ở hai câu đầu chắc chắn chủ ngữ phải giống nhau (đều chỉ chủ thể) của hoạt động “không biết”); còn ở câu sau, chủ ngữ bên động từ chờ chỉ một chủ thể khác. Nhìn chung, ở

các trường hợp trên đây, chủ tố (tương ứng với các lược tố) đều không hiện diện trong văn bản. Vì vậy, việc khôi phục chủ ngữ bị tỉnh lược ở những câu trên đây phải dựa vào sự phân tích, suy đoán. Bằng cách đó, có thể xác định chủ tố khiếm diện ứng với lược tố ở hai câu đầu là “người ta”, còn chủ tổ khiếm diện ứng với lược tố ở câu sau là ta hoặc chúng ta. Theo đó, có thể khôi

bà ấy mất cái khăn, đôi khuyên hay năm đồng bạc. Người ta cũng không biết bà ấy bị đánh có đau không? Chúng ta chờ bà ấy đến sẽ rõ.

2.3. Câu không đầy đủ đƣợc tạo ra bằng phép tách câu

So với câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tỉnh lược, câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu có số lượng ít hơn nhiều (chỉ chiếm 8,1%).

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu trong “Truyện ngắn chọn lọc” Nguyễn Công Hoan chỉ gồm ba kiểu: câu vốn là vị ngữ được tách thành câu, câu vốn là trạng ngữ được tách thành câu và câu vốn là vế câu được tách ra thành câu.

2.3.1. Câu không đầy đủ vốn là vị ngữ được tách ra thành câu

Kiểu câu không đầy đủ này rất gần với câu tỉnh lược chủ ngữ như đã chỉ ra ở Mục 2.2. Vì vậy, trong việc xác định kiểu câu này, rất khó tránh được những trường hợp trung gian. Sự khảo sát cho thấy ở câu không đầy đủ vốn là vị ngữ được tách ra, vị ngữ được tách thường là vị ngữ đồng loại. Dưới đây là một số kiểu câu không đầy đủ vốn là vị ngữ được tách ra thành câu.

Ví dụ:

(77) (Chợ đã vãn dần.) Đã bớt bụi. Đã bớt tanh. Đã bớt hơi người. Đã bớt chen

chúc. (Bữa no ... đòn, tr.234)

Trong ví dụ trên đây có bốn câu đều có cấu tạo là cụm từ tương ứng với chức năng vị ngữ. Bốn câu này rất giống những tỉnh lược chủ ngữ. Tuy nhiên, theo chúng tôi nên coi đây là những câu không đầy đủ vốn là vị ngữ đồng loại được tách ra. Sở dĩ nói như vậy là vì nếu khôi phục lại chủ ngữ, ta sẽ thu được những câu không tự nhiên, bình thường. Trong trường hợp này, các vị ngữ đồng loại sở dĩ được tách ra vì chúng có số lượng lớn. Hơn nữa, việc tách các vị ngữ đồng loại ở đây còn có tác dụng nhấn mạnh vào thông tin nên ở mỗi vị ngữ. (78) (Thế mà bỗng dưng hôm nay, cô cứ thở vắn, thở dài.) Rồi lên giường đắp

Ở ví dụ (78) có hai câu có thể coi là vị ngữ đồng loại được tách thành câu (trong đó vị ngữ đồng loại ở câu thứ nhất được nối kết với vị ngữ đứng trước bằng quan hệ từ rồi chỉ quan hệ nối tiếp).

(79) (Bà ấy mệt quá.) Không lê được một bước. Không kêu được một tiếng.

(Thằng ăn cắp, tr.117)

(80) (Bà ấy đến). Hổn hển chẳng thở được (Thằng ăn cắp, tr.17)

Các ví dụ (79), (80) đều có những câu không đầy đủ vốn là vị ngữ đồng loại được tách ra thành câu. Các vị ngữ đồng loại này đều chỉ các hoạt động thuộc về chủ thể bà ấy.

(81) (Đến nơi, cô xổ khăn ra, lấy lược chải lại mái tóc.) Rồi rẽ đường ngôi. Rồi

uốn lại mái tóc cho cong xuống. (cô Kếu, gái tân thời, tr.149)

Trong ví dụ (81) có hai câu không đầy đủ có thể coi là vị ngữ đồng loại được tách ra, trong đó, cả hai đều được nối với vị ngữ đứng trước bằng quan hệ từ rồi chỉ quan hệ nối tiếp giữa các sự việc nêu ở vị ngữ.

(82) Và bụi. Và tanh. Và ồn ào. Và hơi người. Và chen chúc. Chợ họp mỗi lúc một đông....(Bữa no ...đòn, tr.232)

Trong ví dụ (82), ta được chứng kiến một cách dùng câu không đầy đủ khá độc đáo. Năm câu không đầy đủ (có thể coi là các vị ngữ đồng loại tách ra từ câu ở sau đó) được tác giả đặt ngay ở đầu văn bản. Cách đặt câu bất ngờ rất ít gặp này đã gây ấn tượng mạnh khi tác giả giới thiệu về tính chất của phiên chợ mà tác giả chọn làm khung cảnh của câu chuyện được kể. Năm câu không đầy đủ vốn là vị ngữ đồng loại nêu đây đều được nối với vị ngữ đứng sau (họp mỗi lúc một đông) và với nhau bởi quan hệ từ và chỉ quan hệ liệt kê.

(83) (Trong lúc thiêm thiếp, tôi chỉ còn nhớ bên tai văng vẳng những tiếng súng nổ dữ dội.) Rồi không hiểu thế nào nữa. (Chiến tranh, tr.541).

(84) (Nó khuỵu cẳng). Ngã phịch. (Bữa no... đòn,)

Ở ví dụ (83) có câu không đầy đủ vốn là vị ngữ đồng loại được tách ra thành câu. Vị ngữ này được nối kết với vị ngữ ở câu đứng trước bởi quan hệ từ

Ở ví dụ (84), “Ngã phịch” cũng là câu không đầy đủ vốn là vị ngữ đồng loại chỉ hoạt động nối tiếp hoạt động “khuỵu cẳng” nêu ở vị ngữ trong câu đứng trước. (85) (Một tốp người đi. Một tốp người lại. Tranh nhau đi lại rồi mắc ngẵng ở lối hẹp.) Ùn lại. (Bữa no …đòn, tr.232)

(86) (Nó cần sống hôm nay, về buổi chợ này.) Mà chưa ăn cắp được thứ gì cả. (Bữa no đòn, tr.234)

Trong ví dụ (85) “Ùn lại” là câu không đầy đủ (tương ứng với vị ngữ đồng loại được tách ra) chỉ trạng thái là hệ quả của các hoạt động nêu ở các vị ngữ đứng trước (đi lại, mắc ngẵng).

Trong ví dụ (86), ta có câu không đầy đủ vốn là vị ngữ chỉ hoạt động tương phản (đối lập) với hoạt động nêu ở vị ngữ trong câu đứng trước (cần

sống). Quan hệ tương phản (đối lập) giữa hai vị ngữ này được biểu thị bởi quan

hệ từ mà (cần sống.. mà chưa ăn cắp được gì).

2.3.2. Câu không đầy đủ vốn là trạng ngữ được tách ra

Trong số những câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu, câu vốn là trạng ngữ được tách ra chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 46,87%). Lí do của điều này có thể là đặc tính của trạng ngữ trong tổ chức cú pháp của câu: Trạng ngữ trong tổ chức cú pháp thường đứng ở đầu hoặc cuối câu và có mối quan hệ cú pháp yếu (lỏng lẻo) với vị ngữ. Vì thế, nó dễ được tách ra hơn.

Kết quả khảo sát cho thấy, các trạng ngữ được tách ra thường gặp là các kiểu trạng ngữ sau:

1) Trạng ngữ thời gian

Ví dụ:

(87) Buổi sáng hầu hôm ấy. Con mẹ Nuôi tay cầm lá đơn, đứng ở sân công

đường. (Đồng hào có ma, tr.407)

(88) Sáng mồng một đầu năm. Từ từ tờ mờ sáng đến tám, chín giờ, dần dần nhà nào cũng lẹt đẹt một bánh pháo ngắn để đón xuân. (Cái tết của những đại văn hào, tr.577)

(89) Chiều xẩm. Mẹ về. (Nỗi lòng ai tỏ, tr.285)

(90) Sáng sớm hôm sau. Bốn người hảo tâm đã sửa soạn khiêng đến đầu ngõ

nhà chị Cu, bày sẵn trên đường và vào nhà giục tới tấp. (Người thứ ba, tr.588)

2) Trạng ngữ mục đích

Ví dụ:

(91) (Những người khôn ngoan, làm lơ, tay giữ túi, chân bước đi..) Cho được việc. (Bữa no đòn, tr.232)

(92) (Ba bốn giờ mới bắt đầu nhưng quan bắt đến huyện từ 12 giờ trưa.) Để ngài điểm. (Tinh thần thể dục, tr.458)

3) Trạng ngữ chỉ tính chất, trạng thái

Ví dụ:

(93) (Người ta chạy huỳnh huỵch) Tán loạn. (Bữa no... đòn, tr.235)

(94) (Vòng trong vòng ngoài, người ta kéo đến nghe.) Đông như hội. (Bữa no... đòn, tr.233)

2.3.3. Câu không đầy đủ vốn là vế câu được tách ra

Kiều này chiếm 27,09% trong tổng số câu không đầy đủ được tạo ra bằng phép tách câu.

Kiểu này bao gồm những kiểu nhỏ sau:

1) Câu vốn là vế câu chỉ nguyên nhân được tách ra

Ở kiểu này, vế câu chỉ nguyên nhân thường, được dẫn bởi quan hệ từ vì. Ví dụ:

(95) (Cái tên xấu xí ấy nhiều lần ông cứ muốn đổi để cho đỡ có vẻ giai cấp.) ông khoe rất yêu chủ nghĩa bình dân. (Thằng Quýt)

(96) (Tôi không ngờ và cũng không để ý đến thái độ ấy.) Vì hai chúng tôi thân nhau từ thuở để chỏm. (Người vợ lẽ bạn tôi, tr.556)

(97) (Người đàn bà thấy có khách lạ thì bẽn lẽn cúi gầm xuống.) Vì chắc người

ấy không rõ tôi là bạn hay họ hàng với Quý. (Người vợ lẽ bạn tôi, tr.558)

(99) (Nhưng đã hơn một tháng nay, anh ta không diễn ở đâu cả.) Vì đã hơn một

tháng nay, cha anh ta ốm. (Kép Tư Bền, tr.159) 2) Câu vốn là vế câu chỉ kết quả được tách ra

Ở kiểu này, vế câu chỉ kết quả được dẫn nối bởi quan hệ từ cho nên. Ví dụ:

(100) (Cảnh cuối cùng mà anh cho là lâu tới thì khán giả lại cho là chóng quá.)

Cho nên khi sắp hạ màn, anh cúi chào thì cả rạp vỗ tay đôm đốp thật dài, dài mãi. (Kép Tư Bền, tr.166)

3) Câu vốn là vế câu chỉ quan hệ tương phản (đối lập) được tách ra

Ở kiểu này, vế câu chỉ quan hệ tương phản được dẫn nối bởi quan hệ từ nhưng

Ví dụ:

(101) (Nó bị đánh túi bụi.) Nhưng nó chẳng quan tâm. (Bữa no...đòn,

tr.236)

(102) (Nó thấy mợ nó và bác phán cười luôn, nó thích lắm.) Nhưng nó chẳng hiểu gì cả. (Nỗi vui sướng của thằng bé khốn nạn, tr.65)

4) Câu vốn là vế câu chỉ quan hệ nối tiếp được tách ra

Ở kiểu này, vế câu cho quan hệ nối tiếp được dẫn nối bởi quan hệ từ rồi. Ví dụ:

(103) (Cô mơ màng nghĩ đến ngày cưới của cô.) Rồi cô tưởng tượng đến người

bạn trăm năm của cô trẻ, đẹp, đẫy đà, cứ chiều chiều dắt cô ra Bờ Hồ hóng mát. (Cô Kếu, gái tân thời, tr.148)

(104) (Nó nhìn lên, nhìn xuống.) Rồi nó lại đi (Cái vốn để sinh nhai)

2.4. Tiểu kết

Trong Chương 2, luận văn đã miêu tả làm rõ vấn đề đặc điểm cấu tạo ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) câu không đầy đủ trong truyện ngắn chọn lọc của nguyễn công hoan xét về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng​ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)