Giới thiệu đôi nét về nhãn hàng Dove

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược sảnphẩm của nhãn hàng dove thuộc tập đoàn unilever việt nam (Trang 39)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.3 Giới thiệu đôi nét về nhãn hàng Dove

Dove là một thương hiệu về dòng sản phẩm chăm sóc cá nhân, nền công nghiệp mỹ phẩm tập đoàn Unilever Việt Nam. Nhãn hiệu Dove được giới thiệu lần đầu tiên với sản phẩm xà phòng dưỡng ẩm.

Năm 1957 Xà phòng tắm dưỡng ẩm Dove ra đời tại Mỹ đã hoàn toàn thay:

đổi định kiến của người tiêu dùng rằng xà phòng tắm có khả năng làm sạch nhưng lại gây khô rát da. Thông qua các chương trình “Thử và Tin”, người tiêu dùng được trải nghiệm nhiều hoạt động cùng sản phẩm Dove như sử dụng Dove cho da mặt, thử nghiệm độ pH của Dove, 7 ngày dùng Dove, chia sẻ cảm nhận sử dụng, nhận tư vấn từ chuyên gia… Qua đó, xà phòng tắm Dove ngày càng nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng và trở thành thương hiệu Xà phòng tắm hàng đầu tại Mỹ.

Năm 1970: Dove thành công trong việc quảng bá sản phẩm nhờ chứng minh được các loại xà phòng của hãng ít gây kích thích da và không gây khô da.

Năm 1991 – 1994 Chỉ trong vòng 4 năm Xà phòng tắm Dove đã vượt ra:

khỏi biên giới nước Mỹ để có mặt tại 55 quốc gia khác trên thế giới.

Năm 1995: Với thông điệp về “Vẻ đẹp thực sự”, Dove đem đến cho phụ nữ những trải nghiệm mới khi mở rộng dòng sản phẩm của mình sang các sản phẩm sữa tắm, chăm sóc tóc, lăn khử mùi, sữa rửa mặt và sữa dưỡng ẩm toàn thân. Lấy biểu tượng là chú chim bồ câu cách điệu, nhãn hiệu này là người đồng hành thân thiết của các chị em phụ nữ trên toàn thế giới. Đến nay, Dove đã trở thành người bạn thân thiết đáng tin cậy của phụ nữ trên 80 quốc gia. Sản phẩm chủ lực: xà

phòng dạng bánh, sữa tắm dưỡng ẩm, dầu gội đầu chăm sóc tóc hư tổn. Hiện nay Dove được tập đoàn Unilever quản lý và đang có mặt tại gần 100 quốc gia trên toàn thế giới. Nhãn hiệu Dove từng nổi tiếng với chiến dịch "Real beauty" nhằm thay đổi suy nghĩ của người phụ nữ về vẻ đẹp riêng của mình.

2.4Vai trò của các phòng ban trong công ty ảnh hưởng đến hoạt động Marketing.

2.4.1 Phòng Marketing:

Phòng Marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, giữa thuộc tính sản phẩm và nhu cầu khách hàng.

Chức năng của phòng Marketing:

Tạo nên thương hiệu cho công ty, xây dựng lòng tin nơi khách hàng.Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tỉm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng, phát hiện ra nhu cầu của khách hàng, gợi nhu cầu cho khách hàng. Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu. Khảo sát hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Thực hiện các chiến lược quảng cáo và truyền thông để quảng bá hoạt động của công ty cũng như cung cấp định hướng thông tin cho công chúng. Xây dựng duy trì phát triển văn hóa công ty, xây dựng tinh thần tập thể nhằm nâng cao vai trò sáng tạo để phục vụ khai thác ý tưởng.

Các phòng ban trong doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, hợp tác cùng nhau phát triển, phát triển vì mục tiêu chung của doanh nghiệp. Các phòng ban ảnh hưởng đến hoạt động Marketing phòng Marketing của doanh nghiệp như sau:

2.4.2 Phòng kinh doanh.

Phòng kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám Đốc về công tác bán các sản phẩm và dịch vụ của công ty: cho vay, bảo lãnh,các hình thức cấp tín dụng, huy động vốn trên thị trường, dịch vụ tư vấn thanh toán quốc tế, dịch

doanh), công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về các hoạt động trong đó có nhiệm vụ và thẩm quyền được giao. Các hoạt động nghiên cứu thị trường giúp cho các hoạt động Marketing diễn ra dễ dàng hơn, giúp các nhà Marketing phát hiện ra nhu cầu khách hàng, nhu cầu thị trường, nhu cầu sử dụng sản phẩm, từ đó có những chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối và các hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với năng lực sản xuất của công ty, đồng thời đáp ứng, thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Các chức năng của phòng kinh doanh liên quan đến các kênh phân phối, kênh hiện đại, kênh phát triển khách hàng đặc biệt.

2.4.3 Phòng kế toán- Tài chính

Các hoạt động tài chính kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các hoạt động của công ty, trong đó có hoạt động Marketing. Nhiệm vụ của phòng này là hoạch định các mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí cho toàn bộ hệ thống hoạt động. Phòng tài chính kế toán chi tiền cho phòng Marketing để thực hiện các hoạt động phân phối sản phẩm, quảng cáo, xúc tiến thương mại, PR thực hiện các chương trình vì cộng đồng, chi phí nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin, dùng thử sản phẩm,…

2.4.4 Phòng nhân sự

Phòng nhân sự có các chức năng sau:

Lên kế hoach tuyển dụng hằng năm để tỉm ra nguồn nhân lực cho công ty.Quản lí hồ sơ của nhân viên, đánh giá tình hình chất lượng của các nhân viên.Tổ chức thực hiện đào tạo trong công ty.

Điều nhân sự theo yêu cầu của phòng kinh doanh sản xuất. Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động Marketing.Giám sát việc thực hiện các phương án đã chọn. Phòng nhân sự giúp cho

hoạt động Marketing diễn ra một cách an toàn và linh hoạt hơn nhờ sự điều phối nhân lực của phòng nhân sự.

2.4.5 R&D:

Công tác R&D luôn luôn quan trọng đối với bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào. Phòng R&D luôn luôn nghiên cứu các giải pháp tốt nhất cho các công việc, quy trình, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, tăng tính năng cho sản phẩm hiện có, gia tăng chất lượng vượt trội để trở thành thế mạnh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng, bên cạnh đó còn nghiên cứu các dự án thực thi các dự án lớn, các công trình sản xuất. Có thể nói phòng R&D là phòng có tầm ảnh hưởng trực tiếp nhất đến hoạt động Marketing của phòng Marketing vì nó hỗ trợ trực tiếp đến Marketing.

2.4.6 Phòng sản xuất:

Xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tham mưu, đề xuất với Giám Đốc các chiến lược sản xuất, cải tiến sản phẩm, bao bì sản phẩm. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, nắm bắt và tổng hợp nhu cầu vật tư, hàng hóa.

Theo dõi thị trường, đề xuất giá bán, tổng hợp báo cáo tiến độ hoạt động của doanh nghiệp. Theo dõi tình hình sản xuất của công ty đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Kiểm tra các mặt hàng mà công ty thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.Nghiên cứu cải tiến đổi mới thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đề xuất sản phẩm không phù hợp. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý.

Các phòng ban đã ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động Marketing, hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp đến phòng Marketing và cùng nhau phát triển vì mục tiêu chung của công ty.

2.5 Phân tích môi trưởng Marketing ảnh hưởng đến ngành công nghiệpmỹ phẩm nhãn hàng Dove mỹ phẩm nhãn hàng Dove

2.5.1 Môi trường vĩ mô

2.5.1.1 Môi trường dân số

- Quy mô và tốc độ tăng dân số:

Theo báo cáo tình hình dân số thế giới năm 2010 của Liên Hợp Quốc, dân số Việt Nam là 89 triệu người và sẽ tăng lên là 111,7 triệu người vào năm 2050. Đến thời điểm ngày 22/04/2018 dân số Việt Nam là 95.597.216 người với độ tuổi trung bình là 31. Việt Nam đang đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Trung bình mỗi năm nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người. Tốc độ dân số tăng trưởng là 1,1%/ năm. Với tốc độ tăng trưởng như vậy thì Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đối với công ty. Dân số tăng lên, khách hàng của thị trường mục tiêu của công ty sẽ tăng lên và làm cho doanh số bán hàng của công ty tăng lên. Tuy nhiên, số dân tăng lên kéo theo xuất hiện thêm những đòi hỏi về sản phẩm như chất lượng, mẫu mã,… cũng một phần gây khó khăn cho sự hoạt động của doanh nghiệp.

- Cơ cấu dân số:

Việt Nam đang bước vào thời kì dân số “ vàng”, tức là tổng số người lao động lớn hơn số người phụ thuộc ( người già và trẻ em), số người lao động chiếm hơn 60% dân số, hai người lao động, một người phụ thuộc. Rõ ràng Việt Nam đang có cơ hội vàng khi sở hữu một lực lượng lao động dồi dào trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế 2010- 2020. Như vậy có thể thấy Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ tạo nhiều cơ hội cho Dove vì đó cũng là khách hàng mục tiêu của công ty. Khi tỷ lệ người lao động nhiều như vậy thì có nhiều con người có nhiều nhu cầu sử dụng những sản phẩm mà mình thích và ít bị lệ thuộc vào ai. Như vậy, với cơ cấu dân số “ vàng” như vậy thì Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đối với các doanh nghiệp.

Trình độ dân trí của Việt Nam tương đối cao, nhất là khu vực thành thị. Tỷ lệ Đại học, Cao đẳng khá cao so với cả nước. Hơn nữa, lao động trí óc ở Việt Nam xuất sắc về công nghệ, nên đây cũng là môt nguồn nhân lực khá tốt cho công ty.

Hình 2. 3: Mức độ yêu thích của nguồn nhân lực đối với các công ty

- Sự thay đổi quy mô hộ gia đình:

Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị trường hàng hóa. Các quy mô gia đình lớn gồm nhiều thế hệ dần chuyển sang các gia đình có quy mô nhỏ, vì xu hướng của giới trẻ hiện nay thích ở riêng, thích tự lập. Ngoài ra các gia đình mở rộng ở lớp trung lưu. Việc chọn mua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cấp.

Vì vậy nhóm hàng này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân cao cấp không nhiều như nhóm SSWD (Single- độc thân, Separate- sống riêng, Windowed- góa phụ, Divorced- ly dị) ở các nước cơ bản. Vì khi chuyển sang kiểu gia đình nhỏ thì một sản phẩm mua về sẽ dễ đáp ứng nhu cầu sử dụng hơn là một gia đình lớn. Chẳng hạn khi sống chung trong một gia đình lớn gồm ông bà, cha mẹ và con cái thì nhu cầu sử dụng sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe của ông bà- những người lớn tuổi thường có quan niệm bảo thủ, cổ hủ xưa, không thích dùng sản phẩm cùng nhu cầu với những người trẻ tuổi. Vì vậy, khi quy mô gia đình lớn ở Việt Nam dần chuyển sang quy mô nhỏ, điều đó gián tiếp làm cho việc kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi hơn.

Chính sách dân số- kế hoạch hóa ở Việt Nam sẽ khiến trong vài thập niên nữa lớp trẻ sẽ già đi và sẽ không là lợi thế cho mỹ phẩm Dove. Vì thị trường mục tiêu của Dove hướng về giới trẻ.

2.5.1.2 Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường. Vì vậy nhân tố kinh tế ảnh hưởng cơ cấu tiêu dùng, sức mua và hoạt động Marketing của các doanh nghiệp nói chung và Dove nói riêng.

- Cơ cấu ngành kinh tế:

Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu ngành có xu hướng thay đổi phát triển của các ngành công nghiệp thương mại, dịch vụ, làm đẹp mỹ phẩm và thu hẹp ngành nông nghiệp. Ngành mỹ phẩm đang phát triển mạnh, mọi người có nhu cầu làm đẹp, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm và đó là một lợi thế đối với doanh nghiệp Dove.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Người Việt Nam liên tục trong những năm gần đây thuộc hàng cao trong khu vực, song chưa thực bền vững, nền kinh tế khá nhạy cảm trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.

Tốc độ phát triển kinh tế năm 2017 đạt 6,81% cao nhất trong 10 năm qua, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc Hội đề ra.

Theo dự báo của Trung Tâm thông tin và dự báo KTXH Quốc Gia, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2018 được dự báo sẽ chuyển biến tích cực. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 có thể sẽ đạt 6,83%

Hình 2. 4: Tốc độ tăng trưởng dân số của Việt Nam từ 2011- 2017

(Nguồn: Tổng cục thống kê ( Bộ kế hoạch và đầu tư))

Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu 2018, ngân hàng thế giới dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay và vượt dự báo trong năm 2017 nhờ đà phục hồi đầu tư, chế tạo, và thương mại tiếp diễn. Vậy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 gấp đôi mức tăng trưởng của kinh tế.

Sự tăng trưởng này cho thấy chất lượng cuộc sống của Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhu cầu làm đẹp, nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày càng nâng cao. Và vì vậy, đó chính là cơ hội phát triển cho công ty mỹ phẩm Dove vì họ có nhu cầu mua mỹ phẩm để làm đẹp cho bản thân và gia đình.

Bên cạnh đó, tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài từ 2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát, lạm phát trong vòng 3 năm nay xấp xỉ ở mức 2 con số đã khiến cho các doanh nghiệp nói chung và công ty Dove nói riêng gặp không ít khó khăn vì lao đao

đối, làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn thu ngân sách nhà nước giảm do sản xuất bị suy thoái.

Theo Tổng Cục thống kê, lạm phát trung bình trong năm 2018 ở mức 3- 3,5%.

- Thu nhập bình quân đầu người:

Trong những năm gần đây, Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Thu nhập bình quân tăng lên, theo báo cáo của Chính phủ trên báo Dân trí, GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 2400 USD. Năm 2016 con số này là 2215 USD và dự kiến đến năm 2018 là 3500 USD. Thu nhập tăng lên, nhu cầu chi trả cho hàng hóa ngày càng cao, điều đó có lợi cho doanh nghiệp Dove khi họ sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm làm đẹp cho bản thân mình.

Tuy nhiên, khi mức sống tăng lên, khiến con người ta có nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng hơn, vì vậy đây cũng là thách thức đối với công ty Dove bởi vì luôn luôn phải tung ra các sản phẩm mới, chất lượng hơn, phù hợp với mức sống với người dân.

- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế:

Trước tiên là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc ở các thành phố lớn đã và đang được đầu tư thích đáng. Mạng lưới giao thông được cải tiện thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng không chỉ ở các đô thị lớn mà còn ở các vùng nông thôn, khu vực xa xôi. Internet đang được phổ cập nhanh chóng, cước viễn thông, bưu chính giảm đáng kể so với trước kia, cho phép công ty có thể áp dụng những công nghệ hiện đại vào quá trình kinh doanh sản xuất cũng như quá trình quản lí nhằm tiết giảm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động.

2.5.1.3 Môi trường chính trị- pháp luật:

Đây là yếu tố ảnh hưởng tất cả các ngành kinh doanh trên 1 lãnh thổ. Các yếu tố về thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, công ty nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các

doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các thể chế pháp luật tại khu vực đó.Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ.

Doanh nghiệp Dove nhận thấy, Việt Nam là một quốc gia có độ ổn chính trị cao, người dân có nhận thức, quan điểm tích cực về đầu tư phát triển nước ngoài và

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược sảnphẩm của nhãn hàng dove thuộc tập đoàn unilever việt nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)