Tốc độ tăng trưởng dân số của Việt Nam từ 2011 2017

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược sảnphẩm của nhãn hàng dove thuộc tập đoàn unilever việt nam (Trang 46 - 62)

(Nguồn: Tổng cục thống kê ( Bộ kế hoạch và đầu tư))

Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu 2018, ngân hàng thế giới dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,1% trong năm nay và vượt dự báo trong năm 2017 nhờ đà phục hồi đầu tư, chế tạo, và thương mại tiếp diễn. Vậy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2017 gấp đôi mức tăng trưởng của kinh tế.

Sự tăng trưởng này cho thấy chất lượng cuộc sống của Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhu cầu làm đẹp, nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày càng nâng cao. Và vì vậy, đó chính là cơ hội phát triển cho công ty mỹ phẩm Dove vì họ có nhu cầu mua mỹ phẩm để làm đẹp cho bản thân và gia đình.

Bên cạnh đó, tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài từ 2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát, lạm phát trong vòng 3 năm nay xấp xỉ ở mức 2 con số đã khiến cho các doanh nghiệp nói chung và công ty Dove nói riêng gặp không ít khó khăn vì lao đao

đối, làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng, nguồn thu ngân sách nhà nước giảm do sản xuất bị suy thoái.

Theo Tổng Cục thống kê, lạm phát trung bình trong năm 2018 ở mức 3- 3,5%.

- Thu nhập bình quân đầu người:

Trong những năm gần đây, Việt Nam đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Thu nhập bình quân tăng lên, theo báo cáo của Chính phủ trên báo Dân trí, GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 2400 USD. Năm 2016 con số này là 2215 USD và dự kiến đến năm 2018 là 3500 USD. Thu nhập tăng lên, nhu cầu chi trả cho hàng hóa ngày càng cao, điều đó có lợi cho doanh nghiệp Dove khi họ sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm làm đẹp cho bản thân mình.

Tuy nhiên, khi mức sống tăng lên, khiến con người ta có nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng hơn, vì vậy đây cũng là thách thức đối với công ty Dove bởi vì luôn luôn phải tung ra các sản phẩm mới, chất lượng hơn, phù hợp với mức sống với người dân.

- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế:

Trước tiên là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc ở các thành phố lớn đã và đang được đầu tư thích đáng. Mạng lưới giao thông được cải tiện thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng không chỉ ở các đô thị lớn mà còn ở các vùng nông thôn, khu vực xa xôi. Internet đang được phổ cập nhanh chóng, cước viễn thông, bưu chính giảm đáng kể so với trước kia, cho phép công ty có thể áp dụng những công nghệ hiện đại vào quá trình kinh doanh sản xuất cũng như quá trình quản lí nhằm tiết giảm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động.

2.5.1.3 Môi trường chính trị- pháp luật:

Đây là yếu tố ảnh hưởng tất cả các ngành kinh doanh trên 1 lãnh thổ. Các yếu tố về thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, công ty nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các

doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các thể chế pháp luật tại khu vực đó.Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ.

Doanh nghiệp Dove nhận thấy, Việt Nam là một quốc gia có độ ổn chính trị cao, người dân có nhận thức, quan điểm tích cực về đầu tư phát triển nước ngoài và coi trọng những công ty này, cho nên việc xây dựng và hình thành chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam và hoàn toàn có cơ sở. Điều mà công ty phải đối phó và cẩn thận trong pháp luật khi xây dựng chiến lược đó là các vấn đề lao động và chế độ với người lao động, bởi Chính phủ Việt Nam rất quan trọng vấn đề này.

2.5.1.4 Môi trường văn hóa- xã hội:

Tại mỗi nước mức độ đến hoạt động kinh doanh của các yếu tố về văn hóa và xã hội là khác nhau. Tuy nhiên các yếu tố cũng cần được xem xét, quan trọng là các yếu tố sau:

- Quan điểm của người dân đối với các sản phẩm và dịch vụ mới: Người Việt Nam có quan điểm dễ chấp nhận những gì là mới mẻ và có quan điểm cách tân, thái độ chào đón những cái mới, quan trọng là nó phải phù hợp với bản thân người sử dụng, phù hợp với cách sống, cách tư duy của họ. Họ thích tiêu dùng những sản phẩm mới, càng mới thì càng tốt với chất lượng ngày càng được nâng cao. Thậm chí, khi họ chưa biết đến 1 sản phẩm nào đó, vấn đề quảng bá sản phẩm của công ty cũng gặp không nhiều khó khăn, vì người Việt Nam có tính tò mò, khi công ty tiến hành khuếch trương, quảng bá, chỉ cần kích thích sự tò mò của họ là họ sẽ tìm mua sản phẩm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi thuận lợi cho doanh nghiệp Dove vì khi tung sản phẩm mới ra thị trường thì dễ dàng được khách hàng chào đón và chấp nhận.

Người Việt Nam nói chung đặc biệt là những người nắm giữ nguồn tài chính cao có tâm lý hàng ngoại, không chỉ bởi chất lượng, mẫu mã mà còn bởi uy tín của thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài. Các công ty trong nước chưa tạo được niềm tin ở người tiêu dùng như: chất lượng sản phẩm chưa cao, chủng loại sản phâm chưa đa dạng, mẫu mã kém hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty

nước ngoài, xâm nhập sâu vào thị trường, từng bước phát triển vững chắc và Dove cũng không phải ngoại lệ.

- Ngôn ngữ ảnh hưởng đến mức độ phổ biến của sản phẩm trên thị trường.

Người Việt Nam nói chung có trình độ ngôn ngữ không cao, tuy nhiên các sản phẩm hàng ngoại trên thị trường đa số là chữ ngoại quốc. Ban đầu điều này có ảnh hưởng đến tiêu thụ của Dove, chẳng hạn như người dân không biết công dụng của sản phẩm cũng như cách sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu nhất, dẫn đến tâm lý e ngại trong việc lựa chọn sản phẩm. Nhận biết được điều này, Dove đã nhanh chóng thiết kế bao bì cho sản phẩm bằng Tiếng Việt tạo điều kiện cho khách hàng hiểu thêm về sản phẩm và có sự lựa chọn sản phẩm vào trong giỏ hàng của mình. Trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm của công ty thường sử dụng ngôn ngữ và mang tính đặc thù quốc gia gần gũi và dễ hiểu đối với người tiêu dùng.

- Tôn giáo:

Việt Nam là môt nước tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng bá sản phẩm cũng không khắt khe như một số nước châu Á khác.

- Vai trò khách hàng mục tiêu của công ty trong xã hội:

Các sản phẩm của Dove là các sản phẩm chăm sóc cá nhân như là dầu gội, sữa tắm, sữa dưỡng thể, lăn khử mùi,… điều này giúp công ty nhận biết khách hàng đa phần là phụ nữ. Hiểu rõ vai trò của làm đẹp, chăm sóc cá nhân là vô cùng quan trọng, do đó các chương trình quảng bá đều tập trung vào vẻ đẹp bản thâ, vẻ đẹp thực sự của người phụ nữ. Những sản phẩm có chất lượng tốt, thuận lợi luôn là tiêu chí hàng đầu của phụ nữ trong việc lựa chọn mua sắm. Ngoài ra, công ty cũng đăt trọng tâm kinh doanh của mình vào giới trẻ, hiện có phần từ lập, phóng khoáng và tự tin hơn thế hệ trước. Họ sẽ là người đưa ra các quyết định về các vấn đề trong đời sống của mình, bao gồm việc mua sắm sản phẩm.

- Việc phân chia thành các nhóm xã hội:

Việc phân chia thành các nhóm xã hội là không có, bởi Việt Nam là một nước nghèo và đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên vấn đề công ty đưa ra

là cho đông đảo người dân chứ không phải một nhóm người nào cả. Đây là một điều thuận lợi cho doanh nghiệp khi kinh doanh vì người Việt Nam không phân biệt tầng lớp nên sản phẩm sản xuất ra ai cũng có thể sử dụng nếu như thích sử dụng và cảm thấy phù hợp.

2.5.1.5 Môi trường khoa học- kỹ thuật

- Công nghệ cho phép các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất với giá rẻ hơn và tiêu chuẩn chất lượng cao hơn:

Nhờ hiểu rõ tâm lí khách hàng, cộng thêm sẽ nỗ lực của khoa học, công nghệ hiện đại, các nhà thiết kế bao bì của Dove dễ dàng thu thập đầy đủ thông tin về nhu cầu sở thích, thói quen và tình cảm của từng đối tượng khách hàng. Từ đó lọc ra các yếu tố cần thiết để tạo nên một bao bì hoàn hảo trong mắt người tiêu dùng. Các chương trình được sử dụng thông dụng nhất trong thiết kế là Adobe Illustrator, Photoshop, Acrobat, phần mềm Final Cut Pro được sử dụng trong biên tập các video kỹ thuật số và carrara của Eovia Corp được dùng để xử lý hình ảnh ba chiều, hoạt họa và trình diễn. Trong công việc thường nhật của mình, đội ngũ nhân viên của Dove không chỉ chuyên nghiệp trong việc thiết kế mà còn có tác phong cực kỳ nhanh nhẹn, nhờ đó họ luôn hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn kể cả những lúc cấp bách nhất để giành vị thế cạnh tranh trên thị trường.

- Công nghệ thay đổi việc phân phối sản phẩm:

Nhờ khoa học công nghệ hiện đại, sản phẩm của Dove được đưa đến tay người tiêu dùng dễ dàng với chi phí thấp và thời gian ngắn, thông qua giao thức Internet, khách hàng được cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi. Dịch vụ này nhận được sự hài lòng cao từ phía khách hàng. Điều này tạo nên uy tín của công ty và làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên một cách nhanh chóng.

Công nghệ mang lại cho doanh nghiệp môt cách giao tiếp mới với người tiêu dùng ví dụ như biểu ngữ quảng cáo trên Internet, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhờ vậy mà hình ảnh của Dove càng ngày càng gần gũi với người tiêu dùng.

- Vị trí địa lý:

Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường biển dài, có nhiều cảng lớn, thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hóa khi tập đoàn Unilever nói chung và công ty Dove nói riêng bắt đầu chú trọng đến xuất khẩu trong tương lai gần.

- Tài nguyên:

Tuy la một quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng trên thế giới nhưng việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa hợp lý dẫn đến khan hiếm tài nguyên, làm cho chi phí sản xuất gia tăng, dẫn đến giá cả gia tăng, điều đó có thể khiến các

- Khí hậu:

Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa có đầy đủ mọi loại địa hình khí hậu nhưng do các sản phẩm của Dove ít bị rủi ro, hư hỏng, vừa là sản phẩm tiêu dùng chăm sóc cá nhân nên tốc độ tiêu thụ nhanh và cân thiết, dễ bảo quản và dễ vận chuyển, giảm được chi phí tổn thất cho doanh nghiệp.

- Địa hình đường xá, giao thông:

Có nhiều bất tiện không chỉ khó khăn riêng với công ty Dove mà đối với hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam trong việc mở rộng thị trường về các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Vì ở đây, trình độ dân trí thấp và họ ít có nhu cầu làm đẹp cho bản thân, thu nhập thấp, họ không có nhu cầu chi trả cho các loại hàng hóa họ mua, thêm một khó khăn nữa là mạng lưới Internet ở vùng sâu, vùng xa không được phổ biến, vì vậy các hoạt động quảng bá sản phẩm, hay các chương trình PR diễn ra cũng hết sức khó khăn. Đó là một điều khó khăn đối với doanh nghiệp Dove. Tuy nhiên cũng đang từng bước khắc phục, vì đây là thị trường tiềm năng cần được khai thác mở rộng.

2.5.2 Môi trường vi mô

2.5.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Phân tích về đối thủ cạnh tranh của nhãn hàng Dove tác giả phân tích vè cạnh tranh nhãn hiệu:

Để chuẩn bị cho một chiến lược Marketing hiệu quả, công ty phải nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh của mình cũng như những khách hàng hiện có và tiềm ẩn của mình. Điều đó đặc biệt cần thiết khi các thị trường tăng trưởng chậm, bởi vì có thể tăng mức tiêu thụ bằng cách giật nó từ các đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh chính của Dove là nhãn hàng Pantene thuộc tập đoàn P&G ( đối thủ cạnh tranh chính của Unilever)

Đặc điểm của Pantene:

Thương hiệu Pantene của tập đoàn P&G được biết đến là dòng sản phẩm chăm sóc tóc cao cấp trên khắp Châu Âu nói chung và Việt Nam nói riêng. Với công thức Pro- Vitamin B5 (Panthenol) chính là chìa khóa thành công của thương hiệu Pantene, công thức này có trong tất cả các sản phẩm của Pantene từ dầu gội, dầu xả cho đến kem ủ. Ngoài dưỡng chất này, các sản phẩm của Pantene còn chứa các chất khác tạo ra dòng sản phẩm đặc chế, để đáp ứng cho từng nhu cầu chuyên biệt của quý khách hàng. Sản phẩm phù hợp các loại tóc khô, tóc bị gãy rụng và hư tổn do các tác động môi trường.

Công ty cổ phần W&S thực hiện một chuyên đề khảo sát đưa ra những phân tích thú vị nhằm mô tả các đặc tính của người tiêu dùng với sản phẩm. Thương hiệu dầu gội Dove xuất hiện trong tâm trí khách hàng 43,4%, Pantene là 42,6%. Thị phần hiện nay Pantene đang nắm giữ là 10,8%.

2.5.2.2 Khách hàng:

Doanh nghiệp Dove lựa chọn khách hàng của mình là những người phụ nữ nội trợ gia đình và thế hệ X( từ 16- 40 tuổi) hiện có phần tự lập và phóng khoáng tự tin hơn trước.

- Thế hệ X ( 16-40 tuổi):

Cơ cấu dân số Việt Nam đang là cơ cấu dân số trẻ có lối sống phóng khoáng, đa phần họ tự quyết định cuộc sống của mình bao gồm cả việc chọn mua hàng hóa.

Thế hệ trẻ có xu hướng tiêu dùng theo thần tượng, đây cũng là căn cứ để Dove đưa ra các quảng cáo có các gương mặt nổi tiếng như Chipu, Nhã Phương,…

Thế hệ trẻ hiện nay có trình độ dân trí cao và tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hải Phòng,… đó là những nơi sản phẩm của Dove dễ thâm nhập vào. Khi đưa sản phẩm mới vào thì đây cũng là các đối tượng dễ sử dụng nhất.

- Phụ nữ nội trợ gia đình:

Giá cả các sản phẩm tương đối chấp nhận được trong khi chất lượng không thua kém hàng nhập ngoại do nhận được sự hỗ trợ của tập đoàn Unilever toàn cầu.

Các sản phẩm của Unilever đưa đến tay người tiêu dùng với chi phí thấp và thời gian ngắn nhờ áp dụng công nghệ mới trong phân phối sản phẩm.

Đây là những người quyết định chi tiêu chính cho gia đình chẳng hạn như dùng sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu,… Là người quan tâm trực tiếp đến sức khỏe gia đình nên luôn cân nhắc khi mua sản phẩm, chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu.

2.5.2.3 Doanh nghiệp

Năng lực tài chính:

Unilever Việt Nam là một công ty lớn với tổng số vốn lên đến 100 triệu USD, vốn điều lệ 55 triệu USD, với số vốn đầu tư nhiều đến như vậy, cũng là nguồn đầu tư cho Dove phát triển.

Kỹ thuật công nghệ:

Doanh nghiệp Dove ý thức được rằng muốn cạnh tranh và bảo vệ nhãn hiệu trên thị trường Quốc Tế, trước hết phải sở hửu công nghệ cao, kỹ năng sản xuất đặc biệt và mạng lưới cơ sở hạ tầng vững chắc. Công ty Dove nói riêng và tập đoàn Unilever Việt Nam có mục tiêu phát triển không ngừng và đổi mới các sản phẩm với tốc độ nhanh và quy mô lớn.

Nhân lực:

Từ 2010 đến nay, Unilever có hơn 1500 nhân viên và tạo việc làm gián tiếp cho 7000 lao động, đây cũng là nguồn lực cho Dove. Công ty luôn coi trọng việc

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược sảnphẩm của nhãn hàng dove thuộc tập đoàn unilever việt nam (Trang 46 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)