Mức độ yêu thích của nguồn nhân lực đối với các công ty

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược sảnphẩm của nhãn hàng dove thuộc tập đoàn unilever việt nam (Trang 44 - 46)

- Sự thay đổi quy mô hộ gia đình:

Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị trường hàng hóa. Các quy mô gia đình lớn gồm nhiều thế hệ dần chuyển sang các gia đình có quy mô nhỏ, vì xu hướng của giới trẻ hiện nay thích ở riêng, thích tự lập. Ngoài ra các gia đình mở rộng ở lớp trung lưu. Việc chọn mua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cấp.

Vì vậy nhóm hàng này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân cao cấp không nhiều như nhóm SSWD (Single- độc thân, Separate- sống riêng, Windowed- góa phụ, Divorced- ly dị) ở các nước cơ bản. Vì khi chuyển sang kiểu gia đình nhỏ thì một sản phẩm mua về sẽ dễ đáp ứng nhu cầu sử dụng hơn là một gia đình lớn. Chẳng hạn khi sống chung trong một gia đình lớn gồm ông bà, cha mẹ và con cái thì nhu cầu sử dụng sản phẩm mỹ phẩm, chăm sóc sức khỏe của ông bà- những người lớn tuổi thường có quan niệm bảo thủ, cổ hủ xưa, không thích dùng sản phẩm cùng nhu cầu với những người trẻ tuổi. Vì vậy, khi quy mô gia đình lớn ở Việt Nam dần chuyển sang quy mô nhỏ, điều đó gián tiếp làm cho việc kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi hơn.

Chính sách dân số- kế hoạch hóa ở Việt Nam sẽ khiến trong vài thập niên nữa lớp trẻ sẽ già đi và sẽ không là lợi thế cho mỹ phẩm Dove. Vì thị trường mục tiêu của Dove hướng về giới trẻ.

2.5.1.2 Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường. Vì vậy nhân tố kinh tế ảnh hưởng cơ cấu tiêu dùng, sức mua và hoạt động Marketing của các doanh nghiệp nói chung và Dove nói riêng.

- Cơ cấu ngành kinh tế:

Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu ngành có xu hướng thay đổi phát triển của các ngành công nghiệp thương mại, dịch vụ, làm đẹp mỹ phẩm và thu hẹp ngành nông nghiệp. Ngành mỹ phẩm đang phát triển mạnh, mọi người có nhu cầu làm đẹp, nhu cầu sử dụng mỹ phẩm và đó là một lợi thế đối với doanh nghiệp Dove.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Người Việt Nam liên tục trong những năm gần đây thuộc hàng cao trong khu vực, song chưa thực bền vững, nền kinh tế khá nhạy cảm trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.

Tốc độ phát triển kinh tế năm 2017 đạt 6,81% cao nhất trong 10 năm qua, vượt chỉ tiêu 6,7% do Quốc Hội đề ra.

Theo dự báo của Trung Tâm thông tin và dự báo KTXH Quốc Gia, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2018 được dự báo sẽ chuyển biến tích cực. Dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 có thể sẽ đạt 6,83%

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược sảnphẩm của nhãn hàng dove thuộc tập đoàn unilever việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)