Xuất phát triển cho nhãn hàng Dove

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược sảnphẩm của nhãn hàng dove thuộc tập đoàn unilever việt nam (Trang 87)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2 xuất phát triển cho nhãn hàng Dove

3.3.1. Đề xuất cho chiến lược giá

- Giá của sản phẩm Dove hiện nay trên thị trường, có cao hơn so với thu nhập của người Việt Nam, vì vậy hãng cần nghiên cứu để điều chỉnh giá cả sao cho phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, như vậy sản phẩm mới được sử dụng rộng rãi. Hoặc có thể nhà sản xuất tăng thêm dung tích và hạn sử dụng lên và giá cả không đổi.

- Nên có chiến lược giá ở vùng nông thôn và thành thị, thành phố là khác nhau, để người nông thôn họ có nhiều cơ hội mua sản phẩm hơn: Hàng vận chuyển về nông thôn vào các chợ truyền thống phân phối với giá rẻ hơn so với ở các thành phố lớn và thành thị.

3.3.2. Đề xuất cho chiến lược phân phối.

- Nên thỏa thuận với các siêu thị đại lí để các sản phẩm của Dove có chỗ đứng đẹp mắt hơn, tạo điều kiện dễ tìm kiếm cho doanh nghiệp: tầm để sản phẩm phải ngang tầm mắt và đầu tiên trong các quầy bán mỹ phẩm ( sau cánh cửa).

- Mở rộng kênh phân phối từ Bắc vào Nam để mọi người dân Việt Nam đều biết đến các sản phẩm của Dove: tăng thêm các nhà phân phối đại lý, để cung cấp sản phẩm cho khách hàng càng nhanh càng tốt, uy tín và đáng tin cậy.

- Công ty nên mở thêm chuỗi bán hàng Dove Citi hoặc Dove Mart, các cửa hàng phân phối riêng sản phẩm cho Dove để người tiêu dùng vào đó chỉ có thể mua sản phẩm của Dove.

- Lập các Fanpage Dove bán hàng trên mạng online, tuyển cộng tác viên bán hàng sỉ, lẻ, các trang mạng bán cho từng phân khúc thị trường để có hiệu quả hơn, có thể trả lời các thắc mắc cũng như tư vấn cho khách hàng những bí quyết làm đẹp khác.

3.3.3. Đề xuất cho chiến lược chiêu thị.

- Phát triển thêm về mảng các chiến dịch quảng cáo để người dân biết đến hơn về sản phẩm của công ty chẳng hạn như tạo ra nhiều TVC quảng cáo khác nhau để tăng thêm sự thú vị, sư thích thú cho người xem, tạo ra các TVC quảng cáo phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

- Truyền tải thêm các thông điệp mà nhãn hàng Dove muốn gửi đến khách hàng của mình bằng tiếng Anh hoặc Tiếng Việt như là “ Vẻ đẹp là chính bạn”, “ Bí quyết làm đẹp từ Dove”, “ Life is more meaningful with Dove”,…

- Các sản phẩm trưng bày bán trong siêu thị cần có một điểm nhấn để thu hút người xem như là một hàng Slogan lấp lánh hoặc màu nổi trội, hoặc một chú chim bồ câu khổng lồ treo trên cao quầy bán hàng sản phẩm Dove.

- Cần đẩy mạnh các chiến lược quảng cáo cho các sản phẩm khử mùi như là đưa ra các ý tưởng về các TVC quảng cáo cho các sản phẩm khử mùi để Dove có thể cạnh tranh với các hãng khử mũi khác như: Nivia, Rexona,… vì Dove có rất nhiều sản phẩm khác nhau, tuy nhiên hãng chỉ tập trung quảng cáo vào các sản phẩm dành cho tóc và da mà chưa quan tâm nhiều đến các sản phẩm khử mùi, vì vậy mọi người ít biết đến sản phẩm khử mùi của Dove. Doanh nghiệp Dove cần phải khuếch trương, quảng bá sản phẩm của mình lên.

- Nên có thêm các quà tặng cho khách hàng khi họ mua nhiều sản phẩm Dove chẳng hạn như: thẻ khách hàng thân thiết, hoặc tặn sổ để viết lời yêu thương, có thể tặng son hay mút tắm,…

- Cần tăng thời lượng quảng cáo lên nhiều so với các sản phẩm khác cùng ngành. Vì thời lượng quảng cáo của sản phẩm Dove kênh các kênh truyền hình Việt Nam là quá ít so với các hãng mỹ phẩm khác như SunSilk, Pantene, Head&Shoulders,…

- Giảm giá cho khách hàng vào các dịp lễ 20/10, 8/3, các ngày lễ dành cho mẹ để những em nhỏ vẫn có thể mua tặng mẹ của mình để thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đối với mẹ.

- Thực hiện các chiến dịch truyền thông, các chiến dịch PR vì cộng đồng, vì phụ nữ để kết nối cộng đồng đặc biệt là các chị em phụ nữ vào các dịp lễ 20/10 hay 8/3 để nhanh chóng chiếm được trái tim của người tiêu dùng chẳng hạn như các chương trình như: Trái tim của người mẹ, kỳ diệu người phụ nữ, thế giới phụ nữ quanh ta,… tạo ra các sân chơi, giải trí cho họ khi cả đời họ đã phải vất vả vì gia đình, để người phụ nữ cảm thấy thoải mái và yêu cuộc sống hơn.

3.3 Tóm tắt chương 3

Qua chương 3 tác giả rút ra được kết luận rằng: chiến lược sản phẩm rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, quyết định từng bước đi trong việc sản xuất ra sản phẩm, tung sản phẩm mới ra thị trường. Chiến lược sản phẩm quan trọng đến cách gói bao bì, màu sắc cũng như cách đặt nhãn hiệu. Thông qua chiến lược sản phẩm, người tiêu dùng có thể biết được đặc tính của sản phẩm từ đó giúp họ dễ dàng lựa chọn sản phẩm hơn.

Thông qua chủ đề tác giả đã nghiên cứu “ Phân tích chiến lược sản phẩm nhãn hàng Dove thuộc tập đoàn Unilever Việt Nam” tác giả có thể hiểu rõ hơn về các hoạt động, các chiến lược sản phẩm của công ty. Bên cạnh đó xem xét, đánh giá các hoạt động trong chiến lược sản phẩm của nhãn hàng Dove thuộc tập đoàn Unilever và các sản phẩm khác cùng ngành.Nghiên cứu về sản phẩm giúp cho tác giả nói riêng và sinh viên nói chung có được kinh nghiệm quản trị Marketing, quản trị các chiến lược sản phẩm. quản trị chiến lược phân phối, quản trị chiến lược chiêu thị hiệu quả hơn. Đồng thời tác giả cũng có những giải pháp và đề xuất để doanh nghiệp xem xét và có những quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp.

Tóm lại nhãn hàng Dove đã rất thành công trong chiến lược sản phẩm của mình. Cùng với chiến lược sản phẩm là các chiến lược về định giá, hoạt động phân phối và xúc tiến thương mại để nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing, nâng cao năng lực đầu tư, giảm bớt chi phí khi biết sử dụng đúng cách, các hoạt động chiêu thị tạo điều kiện thuận lợi để mọi người biết đến sản phẩm. Dove còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm, thiết kế bao bì, tạo dựng lòng tin của khách hàng. Dove mang đến trải nghiệm khác cho chị em phụ nữ, tự tin về vẻ đẹp của mình, nhận ra được giá trị của bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Báo cáo ngân hàng phát triển châu Á: khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tháng 03/2009.

2 Michel Beaud và Gilles Dostaler (2008), tư tưởng kinh tế từ Keynes, NXB Tri thức, Hà Nội.

3 .PGS-TS, Báo Công An, Thiếu tướng Lê Văn Cương, 30/12/2017. 4 T.S Ngô Thị Thu, Giáo trình Marketing Căn bản, Đại học tài chính-

Marketing, NXB Lao Động- Xã Hội

5 Nguyên Ngọc, Báo dân trí, Những nhà tuyển dụng được ứng viên yêu thích nhất 2013.

6 Đức Minh , Theo Trí thức trẻ (2016), Nhìn lại bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2016.

7 Bạch Dương, VnEconomy. GDP tăng 6,81% quy mô nền kinh tế vượt 220 tỷ USD, 2017

8 Tô Đức, Kinh tế và tiêu dùng, 2017 9 Kinh tế và đô thị, kinh doanh.vnexpress.net

10 Kế hoạch Việt (2017), dân số Việt Nam 2016, thegioibantin.vn 11 Ban thời sự, Thị trường làm đẹp ở Việt Nam ngày càng nở rộ,

VTV.vn, 2017

12 Advertising Vietnam, Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam: loạn!, 2017 13 Bộ sưu tập từ Dove, Dove.collection.

14 Cuộc chạy đua thị phần giữa Unilever và P&G, Vnexpress,2012 15 Vinareseach, Báo cáo nghiên cứu thị trường: thị trường dầu gội Việt

Nam, 2014.

16 Voer, Vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, 2016.

17 T.S Phạm Sĩ An, Kinh tế Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018: Tăng trưởng trên nền tảng vững chắc, Vietnamnet.vn, 2018

18 Doanh nhân- Th.s Trịnh Nguyễn, Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Việt Nam qua các năm, 2016.

19 Phương Anh, Tác động của môi trường vĩ mô đến hoạt động Marketing của tập đoàn Unilever Việt Nam, dankinhte.vn

20 Nguyễn Đức Sơn, Chiến dịch vẻ đẹp thực sự của Dove, Brand Dance, Brandsvietnam.com.

21 Bình Anh, Báo diễn đàn doanh nghiệp, Xây dựng ngành hóa mỹ phẩm trong nước: cần khai thác lợi thế nguyên liệu, enternews.vn, 2014. 22 Thúy Hải, Báo SaiGonGiaiPhong, Ngành hóa mỹ phẩm- thừa tiềm

năng, thiếu chuyên nghiệp, 2012

23 Báo tuổi trẻ Online, Phụ nữ mua mỹ phẩm nhiều hơn mỗi năm, 2017 24 Thu tâm, Báo doanh nhân pháp luật, Thị trường làm đẹp và mỹ phẩm

Một phần của tài liệu Phân tích chiến lược sảnphẩm của nhãn hàng dove thuộc tập đoàn unilever việt nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)