Xử lý lâm sinh cho rừng tự nhiên sau khoanh nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ theo chương trình dự án 661 TTG tại xã hạnh lâm huyện thanh chương tỉnh nghệ an​ (Trang 25 - 28)

Vấn đề này trước đây ít có người quan tâm. Song, do gỗ rừng tự nhiên không có khả năng đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Hơn nữa các trạng thái rừng hiện nay chủ yếu là những cánh rừng đã bị khai thác kiệt khả năng tái sinh phục hồi thành rừng ở mức độ thấp, những khu rừng

này không có giá trị kinh tế, nghèo về đa dạng sinh học loài. Hầu hết rừng tự nhiên Việt Nam là rừng nghèo là chính, một số địa phương đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng đến nay đã kết thúc giai đoạn phục hồi rừng. Vì vậy, áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý rừng sau khoanh nuôi đã trở thành xu thế phổ biến trong sản xuất lâm nghiệp hiện nay, những khu rừng này kết thúc thời gian khoanh nuôi chuyển sang nuôi dưỡng và kinh doanh rừng.

Xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh xử lý rừng tự nhiên sau khoanh nuôi nhằm phát triển kinh doanh rừng theo hướng ổn định, lâu dài, bền vững là giải pháp khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của rừng và nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng. Kỹ thuật xử lý rừng tự nhiên sau khoanh nuôi hiện nay là xây dựng rừng đảm bảo được các yếu tố về mặt kinh tế, sinh thái và môi trường đồng thời làm giảm áp lực về kinh tế cho các hộ gia đình kinh doanh rừng.

Rừng sau khoanh nuôi là rừng đã kết thúc thời gian khoanh nuôi bước sang thời kỳ nuôi dưỡng rừng.

* Phân chia đối tượng rừng sau khoanh nuôi để xử lý lâm sinh

Quyết định số 46/2007/QĐ – BNN ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn [4], đã quy định rõ:

a) Đối với rừng phòng hộ, đặc dụng

- Rừng cây gỗ: sau thời gian khoanh nuôi có ít nhất 400 cây gỗ mục đích/ha, độ che phủ của cây bụi, thảm tươi và cây gỗ lớn hơn hoặc bằng 50%, tổng diện tích của các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha.

- Rừng tre nứa, le, giang, vầu, diễn, lồ ô...(gọi chung là rừng tre nứa): sau thời gian khoanh nuôi độ che phủ của tre nứa lớn hơn hoặc bằng 60%, tổng diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha.

- Rừng cây gỗ: sau thời gian khoanh nuôi có ít nhất 500 cây gỗ mục đích/ha, phân bố tương đối đều trên toàn bộ diện tích, chiều cao trung bình lớn hơn hoặc bằng 4m, tổng diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha

- Rừng tre nứa: sau thời gian khoanh nuôi độ che phủ của tre nứa đạt lớn hơn hoặc bằng 70%, số cây đạt tiêu chuẩn khai thác lớn hơn hoặc bằng 20%, tổng diện tích các đám trống nhỏ hơn hoặc bằng 1000m2/ha.

c) Đối với những loại rừng không thuộc quy định ở mục a, b, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tiêu chí để thực hiện.

Nhận xét: Như vậy, các nghiên cứu về phục hồi rừng đã được tiến hành

từ rất lâu kể các các nghiên cứu trong nước và ngoài nước trong đó đã có rất nhiều thành tựu đạt được, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những mặt hạn chế như việc đề xuất các biện pháp tác động lâm sinh vào rừng thường dựa vào đặc điểm lớp thảm thực vật để đề xuất biện pháp tác động. Tuy nhiên, các hệ sinh thái rừng lại chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nữa như: địa hình, thổ nhưỡng, tiều khí hậu, điều kiện kinh tế xã hội, hệ thống kiến thức bản địa của người dân… ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các biện pháp tác động. Vì vậy, việc đi đánh giá khả năng phục hồi rừng từ đó đề xuất biện pháp tác động căn cứ vào tổng hợp của các yếu tố như: đặc điểm lớp thảm thực vật, địa hình, thổ nhưỡng, điều kiện kinh tế xã hội… là vấn đề vẫn còn mới và hết sức cấp thiết.

Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ theo chương trình dự án 661 TTG tại xã hạnh lâm huyện thanh chương tỉnh nghệ an​ (Trang 25 - 28)