Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ theo chương trình dự án 661 TTG tại xã hạnh lâm huyện thanh chương tỉnh nghệ an​ (Trang 71 - 72)

Chiều cao của cây tái sinh cũng là một yếu tố quan trọng để lựa chọn cây tái sinh có triển vọng. Số lượng và chất lượng cây tái sinh và tái sinh có triển vọng là một trong những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sinh trưởng, phát triển của cây tái sinh và chất lượng của rừng sau này bởi lớp cây tái sinh đặc biệt là tái sinh triển vọng trong tương lại không xa sẽ dần dần thay thế tầng cây cao. Vì vậy, nghiên cứu về phân bố tái sinh theo chiều cao có ý nghĩa thực tiễn to lớn.

Phân bố cây tái sinh theo chiều cao chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là chịu sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng giữa các cây tái sinh và cây bụi thảm tươi với cây tái sinh. Sự phân bố cây tái sinh theo chiều cao hợp lý góp phần tạo ra rừng nhiều tầng và liên tục. Ngoài ra, nó còn là cơ sở khoa học cho các tác động vào rừng nói chung và cây tái sinh nói riêng để thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Kết quả nghiên cứu phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao có kết quả như sau:

Bảng 4.14: Bảng phân bố tái sinh theo cấp chiều cao OTC N/ha Cấp chiều cao < 0,5 (m) 0,5 - 1 (m) 1 - 2 (m) > 2 (m) N % N % N % N % 2 4500 0 0 14 38,89 18 50 4 11,11 3 4500 0 0 11 30,56 20 55,56 5 13,89 5 3750 7 23,33 10 33,33 13 43,33 0 0 6 4000 3 9,38 15 46,88 13 40,63 1 3,13 7 3625 3 10,34 7 24,14 15 51,72 4 13,79 8 5125 2 4,88 11 26,83 25 60,98 3 7,32 9 3750 7 23,33 10 33,33 12 40 1 3,33 10 4750 3 7,89 9 23,68 18 47,37 8 21,05 12 4125 0 0 7 21,21 9 27,27 17 51,52 13 3625 1 3,45 4 13,79 14 48,28 10 34,48 14 3500 0 0 3 10,71 13 46,43 12 42,86

Kết quả từ bảng trên cho thấy tỷ lệ cây tái sinh có cấp chiều cao lơn là tương đối lớn từ đó dễ dàng dự đoán được răng các trạng thái rừng phục hồi khu vực nghiên cứu sẽ có tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng lớn, điều đó thể rừng khu vực nghiên cứu đang được phục hồi tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ theo chương trình dự án 661 TTG tại xã hạnh lâm huyện thanh chương tỉnh nghệ an​ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)