Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc phản ánh hình thái theo mặt phẳng đứng của lâm phần, là kết quả cạnh tranh sinh tồn giữa các loài cây trong quần xã với nhau và với hoàn cảnh xung quanh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Với rừng tự nhiên, cấu trúc tầng thứ phản ánh bản chất sinh thái nội bộ của hệ sinh thái rừng, sự phân chia ánh sáng của các nhóm quần thụ cây rừng khác nhau về đặc tính sinh thái học, về khả năng sinh trưởng, về mức độ thành thục và bản chất bên trong của hệ sinh thái hiện có, nó mô phỏng một loạt các mối quan hệ giữa các tầng thứ với nhau, giữa các cây cao và cây thấp, giữa các cây ưa sáng và chịu bóng, giữa cây cùng loài hay cây khác loài, giữa cây cùng tuổi hay khác tuổi. Kết quả điều tra về đặc điểm cấu trúc tầng thứ của trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu thể hiện tại Bảng
Bảng 4.8. Cấu trúc tầng thứ trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu
Tầng cây H Đặc điểm
Tầng tán > 9m
Tầng tán được tạo thành dải liên tục, gồm chủ yếu là những loài thuộc tổ thành ưu thế như: Chẹo tía, Dẻ cau, Kháo nước, Thành ngạnh, Sồi phảng, Ba soi, Vạng trứng, …
Tầng dưới tán 5m - 8m
Tầng dưới tán bao gồm những cây gỗ nhỏ, cây tái sinh (phần lớn có có sự kế thừa của các loài tham gia trong công thức tổ thành tầng cây cao) mọc rải rác dưới tán rừng. Đa số là các loài cây ưa sáng mọc nhanh, bên cạnh đó, cũng bắt đầu xuất hiện những loài cây chịu bóng, có giá trị kinh tế cao. Các loài cây chủ yếu trong tầng như: Trám trắng, Dướng, Bứa, Nanh chuột, Côm tầng, Máu chó lá nhỏ, ...
Tầng cây bụi,
thảm tươi < 5 m
Tầng này gồm các loài cây bụi, cây nửa bụi mọc rải rác dưới tán rừng, như: Dương xỉ, Thao kén, Thẩu tấu, Bồ cu vẽ, Lấu, Sẹ...
Qua bảng trên cho thấy trạng thái rừng phục hồi (IIA) tại khu vực nghiên cứu có kết cấu 3 tầng: Tầng tán, tầng dưới tán và tầng cây bụi thảm tươi. Do lâm phần trong khu vực nghiên cứu đang trong giai đoạn phục hồi nên tán của rừng phát triển liên tục chưa hình thành tầng vượt tán mà mới hình thành tầng tán. Tầng tán này chủ yếu là các cây tiên phong ưa sáng như: Chẹo tía, Dẻ cau, Kháo nước, Thành ngạnh, Sồi phảng, Ba soi, Vạng trứng... Tuy nhiên, có một số cây đang phát triển mạnh về đường kính và chiều cao có xu hướng sẽ vươn lên khỏi tầng tán của rừng.
Bảng 4.9: Độ tàn che rừng phục hồi IIA khu vực nghiên cứu
OTC 2 3 5 6 7 8 9 10 12 13 14 TB TC 0,6 0,5 7 0,5 5 0,5 9 0,4 5 0,6 0,4 9 0,5 5 0,5 6 0,4 6 0,4 3 0,5 3
Do lâm phần khu vực nghiên cứu đang trong giai đoạn phục hồi cây rừng chủ yếu có đường kính nhỏ và chiều cao thấp nên rừng chưa có nhiều tầng tán, độ tàn che của rừng không cao độ tàn che của rừng biến đổi từ 0.43 – 0.6, trung bình là 0.53.