Phục hồi rừng là quá trình diễn thế đi lên của hệ sinh thái, hiểu một cách đơn giản hơn thì phục hồi rừng là quá trình diễn thế đi ngược lại quá trình diễn thế thoái hóa của hệ sinh thái. Quá trình diễn thế là một quá trình phức tạp, nó trải qua các giai đoạn kế tiếp nhau theo không gian và thời gian, với những diễn biến tuần tự, theo xu hướng tuần tự, theo xu hướng tái lập quần xã cao đỉnh như đã từng tồn tại trước đây trong thiên nhiên.
Rừng sau khoanh nuôi, về mặt tiến trình là rừng đã được khoanh nuôi và kết thúc giai đoạn khoanh nuôi. Kỳ hạn khoanh nuôi phục hồi rừng được hiểu là khoảnh thời gian từ khi đưa đối tượng cần khoanh nuôi vào khoanh nuôi bằng việc áp dụng các biện pháp khoanh nuôi đến khi có được trạng thái rừng với điều kiện hoàn cảnh tương đối ổn định, thuận lợi cho việc duy trì và phát triển vốn rừng.
Khoanh nuôi rừng là một giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng. Tuy nhên, do đối tượng đưa vào khoanh nuôi rất khác nhau và bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên và những tác động kỹ thuật khác nhau. Rừng phục hồi sau khoanh nuôi có nghĩa là rừng đã có đủ điều kiện để đưa vào khai thác, sử dụng. Do cấu trúc khác nhau, mục đích kinh doanh khác nhau, nên có các giải pháp kỹ thuật khác nhau. Vấn đề đặt ra trong trường hợp này là phải xác định chính xác đối tượng rừng có được coi là thành công hay không sau khoanh nuôi mà nhà nước đã ban hành? Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý và có hiệu quả.
Tóm lại bản chất việc đánh giá khả năng phục hồi của đối tượng rừng sau khoanh nuôi chính là việc xác định đối tượng rừng sau thời gian khoanh nuôi đạt đến giai đoạn nào? nhằm đúc rút những kinh nghiệm về mặt áp dụng các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh đã tiến hành trong thời gian khoanh nuôi rừng, đồng thời bổ sung các giải pháp mới nhằm tiếp tục dẫn dắt rừng không thành công sau khoanh nuôi đưa vào đối tượng rừng thành công sau khoanh nuôi vào khai thác, nuôi dưỡng.
Như vậy, khi đánh giá khả năng phục hồi rừng sau khoanh nuôi ta phải căn cứ vào các yếu tố sau:
Thứ nhất là đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trước khi đưa vào khoanh nuôi. - Đặc điểm đối tượng rừng được đưa vào khoanh nuôi.
- Thời điểm đối tượng được đưa vào khoanh nuôi.
- Phân chia trạng thái thảm thực vật rừng sau khoanh nuôi.
- Xác định mức độ thành công của đối tượng đưa vào khoanh nuôi. Thứ hai là đặc điểm cấu trúc rừng sau khoanh nuôi.
- Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao: Tầng cây cao có ảnh hưởng lớn đến khả năng phục hồi của rừng sau khoanh nuôi. Bởi lẽ tầng cây cao liên quan đến số lương, chất lượng cây gieo giống, liên quan đến sự cạnh tranh dinh dưỡng, nhu cầu ánh sáng, tính chất đất rừng ... từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tầng cây tái sinh, do vậy tầng cây cao ảnh hưởng rõ nét đến khả năng phục hồi của rừng sau khoanh nuôi.
- Đặc điểm tái sinh rừng sau khoanh nuôi: chúng ta đều biết rằng cây tái sinh rừng là một trong những đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái rừng tự nhiên, tái sinh rừng phản ánh chiều hướng phát tiển của rừng trong tương lai. Giữa tái sinh rừng tự nhiên và khả năng phục hồi của hệ sinh thái có mối quan hệ hết sức chặt chẽ, trong tự nhiên khi không xem xét các can thiệp của con người, tái sinh tự nhiên diễn ra mạnh mẽ thì khả năng phục hồi hệ sinh thái càng cao. Điều đó có nghĩa tái sinh rừng là tấm gương phản chiếu sự phát triển và khả năng phục hồi hệ sinh thái trong tương lai. Do đó để đánh giá khả năng phục hồi của đối tượng rừng sau khoanh nuôi phải căn cứ vào đặc điểm tái sinh tự nhiên của rừng.
- Đặc điểm đất rừng sau khoanh nuôi.
Toàn bộ quá trình nghiên cứu được tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ quá trình thực hiện đề tài