Để biết được đặc điểm đối tượng trước khi đưa vào khoanh nuôi đề tài kế thừa hồ sơ khoanh nuôi rừng của xã Hạnh Lâm. Theo hồ sơ này thì khi đưa vào khoanh nuôi các trạng thái của OTC trên lô rừng khoanh nuôi như sau:
Bảng 4.1: Trạng thái các lô rừng nghiên cứu khi đưa vào khoanh nuôi OTC Trạng thái năm 1999 OTC Trạng thái năm 1999 1 IC 9 IIA 2 IIA 10 IIA 3 IIA 11 IC 4 IC 12 IC 5 IC 13 IIA 6 IIA 14 IIA 7 IC 15 IC 8 IIA
(Nguồn: Hồ sơ khoanh nuôi rừng của xã Hạnh Lâm năm 1999)
Các lô rừng khi đưa vào khoanh nuôi bao gồm 2 trạng thái chính là Ic và IIa. Trong đó
+ Trạng thái Ic khi đưa vào khoang nuôi có số lượng cây gỗ tái sinh với mật độ lớn > 1000 cây/ha, chủ yếu bao gồm các loài cây tiên phong ưa sáng như: Ba soi, Chẹo tía, thẩu tấu, thừng mực, mán đỉa…Tuy nhiên ở giai đoạn
này số lượng và mật độ cây bụi vẫn còn nhiều với các loài phổ biến như: Sim, Mua, Bồ cu vẽ, Bọt ếch…
+ Trạng thái IIa: Trạng thái này đặc trưng bởi các cây gỗ tiên phong ưa sáng đều tuổi như: Mán đỉa, Ba soi, Kháo, Chẹo tía, Sồi phảng, Dẻ cau, Cánh kiến… Các cây gỗ này có đặc trưng là đều tuổi, đường kính vẫn còn nhỏ, rừng thường có một tầng tán ngoài ra ở trạng thái này có số cây tái sinh lớn, có cây bụi, thảm tươi, dây leo phát triển mạnh.
Theo quy phạm (QPN 14-92) đối tượng phục hồi rừng bằng khoanh nuôi là đất chưa có rừng, nương rẫy cũ, bãi phù sa mới bồi đắp. Vì vậy, mà các trạng thái Ic và IIa của xã Hạnh Lâm đã được đưa vào khoanh nuôi từ năm 1999.