Tổ thành cây tái sinh có ý nghĩa rất quan trọng bởi tổ thành tầng cây tái sinh sẽ là tổ thành tầng cây cao của rừng trong tương lai, nếu như tất cả các điều kiện sinh thái thuận lợi cho cây tái sinh phát triển. Tổ thành cây tái sinh chịu nhiều ảnh hưởng của tầng cây cao do cây mẹ trực tiếp gieo giống tại chỗ. Tổ thành cây tái sinh là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính ổn định, bền vững đa dạng của cây rừng, mối quan hệ giữa các loài với nhau và giữa chúng với môi trường xung quanh. Do đó qua công thức tổ thành có thể điều chỉnh tổ thành để phù hợp với mục đích kinh doanh và phòng hộ lâu dài.
Bảng 4.10: Công thức tổ thành cây tái sinh khu vực nghiên cứu ÔTC Trạng
thái N/ÔTC Loài/ÔTC Loài/CT Công thức tổ thành
2 IIA 36 15 5 1,39 Nho + 1,39 Vaa + 0,83 Đacc + 0,83 Maclt + 0,83 Sa + 4,27 Kh
3 IIA 36 15 6
1,67 Vaa + 1,39 Sa + 1,11 Dec + 0,83 Dacc + 0,83 Degad + 0,83 Sop
+ 3,33 Kh
5 IIA 30 12 7
1,3 Sop + 1 Degad + 1 Lix + 1 Maclt + 1 Sa + 1 That + 1 Vaa +
2,7 Kh
6 IIA 32 14 7
1.3 Xon + 0,9 Đacc + 0,9 Lix + 0,9 Rarm + 0,9 Sa + 0,9 Sop + 0,9 Vaa
+ 3,1 Kh
7 IIA 29 12 5 1,7 Dec + 1,7 That + 1,4 Bua + 1 Đacc + 1 Sa + 3,1 Kh
8 IIA 41 14 8
1,22 Sa+ 0,98 Lix + 0,98 Murr + 0,98 Sop + 0,73 Bu + 0,73 Degad +
0,73 Mad + 0,73 Xon + 2,93 Kh
9 IIA 30 16 8
1,3 Khan + 1 Dec + 1 Lix + 1 Mad + 1 Sa + 0,7 Bu + 0,7 Degad + 0,7
Nga + 2,7 Kh
10 IIA 38 14 8
1,3 Sa + 1,3 Sop + 0,8 Chet + 0,8 Degad + 0,8 Khan + 0,8 Lix + 0,8
Mad + 0,8 Nac + 2,6 Kh 12 IIA 33 14 6 1,2 Cak + 1,2 Sop + 1,2 Vaa + 0,9
Khan + 0,9 Sa + 0,9 That + 3,6 Kh
13 IIA 29 15 9
1 Dec + 1 Lix + 1 Murr + 1 Sa + 1 That + 0,7 Cak + 0,7 Degad + 0,7
Sop + 0,7 Trat + 2,1 Kh
14 IIA 28 16 6
1,43 Dec + 1,07 Lix + 1,07 Nac + 1,07 Sa + 1,07 Vaa + 0,71 Mad +
(Ghi chú: Nho-Nhội; Đacc – Đáng chân chim; Macct – Máu chó lá to; Chet – Chẹo tía; Dec – Dẻ cau; Lix – Lim xẹt; Bư – Bứa; Nga – Ngát; Mad – Mán đỉa; Vaa – Vàng anh; Cak – Cánh kiến; Sop – Sồi phảng; Sa – Sấu; Xon – Xoan nhừ; That – Thẩu tấu; Rarm – Ràng ràng mít; Khan – Kháo nước; Murr – Muồng ràng ràng; Nac – Nanh chuột; Degad – Dẻ gai ấn độ; Trat – Trám trắng; Kh – Loài khác)
Từ bảng trên cho thấy nhìn chung các loài tham gia công thức tổ thành tầng cây tái sinh tương đối đa dạng phong phú số loài trên OTC biến đổi từ 12 – 16 loài, số loài tham gia công thức tổ thành biến đổi từ 5 – 9 loài và đặc biệt là đã có sự thay đổi so với tầng cây cao, các loài tiên phong ưa sáng mạnh đã ít xuất hiện trong công thức tổ thành của tầng tái sinh như Ba soi, Thành ngạnh, Hu đay, Lá nến…. mà thay vào đó là các loài chịu bóng tốt hơn ở giai đoạn còn nhỏ như: Sấu, Lim xẹt, Sồi phảng, Dẻ gai ấn độ, Bứa, Vàng anh… Các loài này trong tương lai sẽ thay thế dần những loài tiên phong ưa sáng ở tầng cây cao và chúng sẽ vươn lên chiếm tầng trên của rừng.
Nguyên nhân là những loài cây tiên phong ưa sáng mạnh do giai đoạn nhỏ chúng cũng là những loài ưa sáng nên khi rừng bắt đầu hình thành tầng tán thì chúng không đủ ánh sáng dần dần bị chết đi còn ngược lại nhiều loài cây ưa sáng, trung tính do giai đoạn còn nhỏ chúng chịu bóng tốt nên chúng vẫn sinh trưởng tốt và vươn lên trở thành những cây tái sinh có triển vọng và tương lai chúng sẽ thay thế dần tầng cây cao. Quá trình phát triển này rất phù hợp với diễn thế của rừng.