Cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ theo chương trình dự án 661 TTG tại xã hạnh lâm huyện thanh chương tỉnh nghệ an​ (Trang 55 - 58)

Cấu trúc tổ thành đề cập đến sự tổ hợp và mức độ tham gia của các thành phần thực vật trong quần xã, đối tượng là loài cây. Tổ thành là một trong những chỉ tiêu cấu trúc quan trọng, cho biết số loài cây và tỷ lệ của mỗi

loài hay một nhóm loài cây nào đó trong lâm phần. Tổ thành còn là chỉ tiêu dùng để đánh giá mức độ đa dạng sinh học, tính ổn định, tính bền vững của hệ sinh thái rừng. Sự đa dạng loài trong công thức tổ thành phản ánh tính bền vững và khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường nhằm duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái rừng. Tổ thành rừng càng phức tạp bao nhiêu, tính thống nhất, cân bằng ổn định và chức năng phòng hộ, môi trường càng tốt bấy nhiêu.

Trong điều tra lâm học, để biểu thị tổ thành rừng người ta thường sử dụng dưới dạng công thức tổ thành. Về bản chất, công thức tổ thành có ý nghĩa sinh học sâu sắc, phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trong một quần xã thực vật và mối quan hệ qua lại giữa quần xã thực vật với điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu cấu trúc tổ thành rừng là công việc quan trọng trong nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên nói chung và rừng phục hồi nói riêng. Đề tài đã sử dụng chỉ số IV% (Important Value) để biểu thị công thức tổ thành tầng cây cao cho trạng thái rừng phục hồi tại các ô tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.4: Công thức tổ thành tầng cây cao tính theo chỉ số IV% ÔT C Trạng thái N/ÔT C Loài/ÔT C Loài/C T Công thức tổ thành 2 IIA 64 17 7

16,59 Chet + 15,57 Dec + 12,56 Than + 10,21 Mad + 6,88 Vaa + 6,64 Thuml + 6,33 Bas + 25,21 Kh

3 IIA 69 17 9

17,26 Chet + 11,98 Cak + 9,85 Bas + 9,06 Sop + 7,5 Sa + 6,49 Xon + 6,1 Thaut + 5,47 Dec + 5,05 Vat + 21,24 Kh

5 IIA 61 19 8

14,57 Chet + 12,28 That + 11,03 Mad + 9,51 Sop + 7,05 Rarm + 6,69 Cot + 6,08 Mog + 5,09 Khn + 27,7 Kh

6 IIA 67 18 6

17,53 Chet +15,44 Xon + 12,2 Khan + 11,5 Sop + 8,33 Rarm + 7,17 Bas + 28,28 Kh

7 IIA 56 19 6

17,23 Nac + 16,03 Dec+ 12,31 Khan + 9,10 Mad + 7,48 Hud + 5,62 Thuml + 32,23 Kh

8 IIA 69 19 8

17,57 Chet + 12,59 Khan + 11,67 Than + 8,7 Rarm + 8,29 Xon + 7,64 Mog + 5,75 Murr + 5,16 Mat + 22,63 Kh

9 IIA 57 19 9

15,52 Chet + 13,10 Than + 9,36 Xon + 9,27 Khan + 8,09 Mat + 5,50 Rarm + 5,41 That + 5,40 Nga + 5,28 Khacc + 23,08 Kh

10 IIA 64 19 7

19,18 chet + 11,88 Sop + 11,68 Nac + 9,65 Degad +7,2 Khan + 6,93 Than + 5,91 Bub + 27,57 Kh

12 IIA 63 22 9

11,14 Mad + 9,64 Cak + 7,88 Bas + 7,83 Khan + 7,65 Thuml + 6,78 Sop + 6,31 Thaut + 6,20 Mog + 5,12 Chet + 31,46 Kh

13 IIA 63 22 6

17,85 Chet + 12,85 Dec + 8,8 Mad + 7,26 Bas + 6,59 Murr + 5,33 Sa + 42,05 Kh

14 IIA 65 26 6

11,32 Khan + 7,93 Dec+ 7,89 Mog + 7,35 Mad + 7,16 Mat + 5,66 Trac + 52,68 Kh

Mán đỉa; Bas – Ba soi; Vaa – Vàng anh; Thuml – Thừng mực lông; Cak – Cánh kiến; Sop – Sồi phảng; Sa – Sấu; Xon – Xoan nhừ; Thaut – Thẩu tấu; Rarm – Ràng ràng mít; Mog – Mò gỗ; Cot – Côm tầng; Khan – Kháo nước; Hud – Hu đay; Murr – Muồng ràng ràng; Mat – Màng tang; Nac – Nanh chuột; Degad – Dẻ gai ấn độ; Bub – Bưởi bung;Meck – Mé cò ke; Trac – Trám chim; That – Thanh thất; Kh – Loài khác)

Kết quả thu được cho thấy mức độ đa dạng về loài cây của trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu là khá cao, số lượng loài biến động từ 17 ÷ 26 loài/ÔTC, trong đó có từ 6 ÷ 9 loài xuất hiện trong công thức tổ thành. Những loài cây chiếm ưu thế trong trạng thái rừng IIA tại khu vực nghiên cứu phần lớn là những loài như: Ràng ràng mít, Nanh chuột, Chẹo tía, Mán đỉa, Thành ngạnh, Xoan nhừ, Sồi phảng, Dẻ cau, Thừng mực lông, Xoan đào, Kháo nước, Ba soi, Mò gỗ …, hầu hết là những loài cây ưa sáng, ít có giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, còn có thêm một số loài như: Thẩu tấu, Trám trắng, Máu chó lá nhỏ, lá nến, Hu đay, … cũng chiếm chỉ số khá cao nhưng tại các ô tiêu chuẩn nghiên cứu những loài này chiếm tỷ trọng trong công thức tổ thành không đồng nhất. Điều này cho thấy điều kiện lập địa của khu vực nghiên cứu phù hợp với khá nhiều loài cây.

Kết quả từ bảng 4.4 cho thấy mật độ của tầng cây cao không biến động lớn giữa các OTC, mật độ dao động từ 56 – 69 cây/OTC tức 560 – 690 cây/ha. Điều này chứng tỏ rừng phục hồi khu vực nghiên cứu vẫn đang được phục hồi tốt.

4.2.2. Đặc điểm phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3), số cây theo chiều cao (N/Hvn) và một số chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3,Hvn,V )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ theo chương trình dự án 661 TTG tại xã hạnh lâm huyện thanh chương tỉnh nghệ an​ (Trang 55 - 58)