Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ theo chương trình dự án 661 TTG tại xã hạnh lâm huyện thanh chương tỉnh nghệ an​ (Trang 48 - 52)

Hạnh Lâm là một xã miền núi với diện tích tự nhiên là: 5.840,60 ha trên tổng 67.036,9 ha rừng và đất lâm nghiệp của huyện Thanh Chương. Trong đó diện tích có rừng là 62.527,2 ha gồm 41.650,5 ha rừng tự nhiên và 20.876,7 ha rừng trồng, độ che phủ của rừng năm 2009 là 56%, địa bàn có nhiều dân tộc sinh sống. Theo số liệu điều tra năm 2009 tổng xã có 1158 hộ với 5253 người trong đó số người trong độ tuổi lao động là 2922 người. Nhìn chung trình độ lao động trong vùng không cao, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp.

* Nông nghiệp: a) Trồng trọt:

+ Cây lúa: Diện tích lúa ổn định là 215 ha. Nhờ đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tiếp cận nhanh các loại giống mới nên năng suất bình quân năm 2009 đạt 59,35 tạ/ha, sản lượng 1.341 tấn.

+ Cây ngô được quan tâm mở rộng. Năm 2009 diện tích là 194 ha, năng suất 50 tạ/ha, sản lượng 970 tấn.

Tổng sản lượng cây lương thực có hạt, năm 2005 là 1.510,8 tấn, năm 2009 lên tới 2.311 tấn, tăng 800 tấn, đạt 102% so với mục tiêu đại hội.

+ Cây lạc: năm 2009 là 79,5ha, năng suất 22 tạ/ha, sản lượng 174,9 tấn. + Cây sắn: Năm 2009 là 125 ha, NS 300 tạ/ha, sản lượng 3.750 tấn, tăng 750 tấn so với năm 2005.

+ Cây khoai các loại: Diện tích 10 ha, năng suất 30tạ/ha, sản lượng 30 tấn. Tổng sản lượng cây chất bột có củ 3.780 tấn.

+ Diện tích đậu và các loại rau màu từng bước được quan tâm theo hướng sản xuất hàng hóa và nhu câu thị trường, vì vậy đã cho thu nhập khá cao trên đơn vị diện tích canh tác, tính đến năm 2010 ước đạt 34 triệu đồng/ha/năm.

- Cây công nghiệp: Diện tích chè hiện có 196 ha. Trong đó diện tích chè kinh doanh là 92 ha, năng suất bình quân 70 tạ/ha, sản lượng 644 tấn chè búp tươi.

- Cải tạo vườn, kinh tế trang trại: Trong 5 năm qua kinh tế vườn nhà, vườn rừng đã phát triển mạnh mẽ. Các vườn tạp trước đây kém hiệu quả đã được cải tạo trồng các loại cây ăn quả cho kinh tế cao. Kinh tế trang trại phát triển mạnh năm 2009 đã có trên 90 hộ, tăng gấp 2 lần so với năm 2005, trong đó đã có 20 trang trại cho thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/năm. Sản phẩm thu nhập chủ yếu là cây nguyên liệu giấy, chè công nghiệp, nuôi cá hồ đập, chăn nuôi trâu bò hàng hóa.

b) Về chăn nuôi:

Liên tục phát triển nhanh cả số lượng và chất lượng. Chăn nuôi trâu bò hàng hóa, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà và các loại con khác cho thu nhập cao đang được tiếp tục nhân rộng.

+ Tổng đàn trâu, bò năm 2009 là 2.792 con, ước năm 2010 là 3.500 con. + Tổng đàn lợn: Năm 2009 là 3.302 con.

+ Đàn gia cầm: Ước tính 40 nghìn con năm 2010.

* Về lâm nghiệp:

Là một xã có nhiều thuận lợi để phát triển trồng rừng nguyên liệu, bên cạnh đó Đảng ủy đã thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về giao đất giao rừng đến tận hộ. Do đó diện tích rừng trồng hàng năm tăng nhanh. Tổng diện tích rừng trồng tính đến 2009 đã có 911 ha, trong đó đã có một số diện tích cho thu hoạch đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng. Bên cạnh

đó làm tốt công tác khoanh nuôi, bảo vệ, phòng, chống cháy rừng và xử lý tốt các trường hợp vi phạm nên diện tích rừng đã được đảm bảo.

* Thủy sản: Tận dụng hết mặt nước ao hồ sẵn có, khuyến khích nhân

dân xây dựng các hồ đập ở những trang trại, tăng diện tích nuôi cá, chuyển một số diện tích sản xuất kém hiệu quả sang nuôi cá, mở rộng diện tích nuôi cá vụ đông, đầu tư thâm canh dể có năng suất cao. Tính đến năm 2009 diện tích nuôi cá đã có 58 ha, năng suất binh quân đạt 43 tạ/ha.

* Giao thông: Mạng lưới giao thông ngày càng được nâng cấp và mở rộng; các tuyến đường liên huyện, liên xã thông suốt tạo điệu kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế Lâm nghiệp nói riêng trên địa bàn xã.

* Thuỷ lợi: Hệ thống sông ngòi dày đặc, thuỷ lợi tưới tiêu ngày càng được quan tâm đầu tư nâng cấp mở rộng nên trong sản xuất Nông nghiệp có thể chủ động chống hạn, chống úng một cách kịp thời và hiệu quả. Tuy nhiên, trong sản xuất lâm nghiệp tưới tiêu chủ yếu phải dựa vào điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi để tổ chức sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả.

* Y tế: Xã đã có trung tâm y tế xã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

* Giáo dục: Đội ngũ thầy giáo cô giáo được đào tạo cơ bản, hệ thống trường lớp ở các cấp học đã được kiên cố hoá, cơ sở vật chất kỷ thuật phục vụ dạy học ngày càng được đầu tư mở rộng nâng cấp, công tác giáo dục đã được xã hội hoá. Trình độ dân trí đã được nâng cao.

Nhận xét chung: Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã

hội khu vực xã Hạnh Lâm - huyện Thanh Chương - tỉnh Nghệ An có thể nhận xét tổng quát như sau: Hạnh lâm có điều kiện địa hình phức tạp với nhiều đồi núi, có khí hậu, đất đai thuận lợi thuận lợi cho cho sự phát triển của các loài thực vật vì vậy xã rất có tiềm năng phát triển kinh tế theo hướng nông lâm

nghiệp đặc biệt là phát triển ngành lâm nghiệp. Người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu vẫn là nông, lâm nghiệp, mức thu nhập không cao, trình độ dân trí vẫn còn thấp, người dân vẫn thường có thói quen lên rừng chặt phá rừng lấy gỗ, củi, chăn thả gia súc trong rừng … gây tác động xấu tới sự hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Chính vì vậy, để phát triển hoạt động lâm nghiệp của xã rất cần quan tâm tới nhu cầu sinh kế của người dân sống quanh khu vực có rừng, cần gắn lợi ích của người dân với rừng và làm sao cho người dân có thể sống được bằng nghề rừng.

Chương 4

KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi rừng bằng khoanh nuôi bảo vệ theo chương trình dự án 661 TTG tại xã hạnh lâm huyện thanh chương tỉnh nghệ an​ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)