Phúc lợi đƣợc xem nhƣ là phần thƣởng/lợi ích đƣợc trả dƣới các hình thức hỗ trợ về cuộc sống cho các nhân viên của một tổ chức. Theo đó, phúc lợi đóng góp phần quan trọng đối với việc đảm bảo cho các nhân viên của một tổ chức có thể trang trải đƣợc cuộc sống hằng ngày, từ đó an tâm công tác, làm việc và cải thiện hiệu suất làm việc của các nhân viên.
Kukanja và Planinc (2012) thực hiện phân tích các yếu tố tác động đến động lực làm việc của các nhân viên đang làm việc tại ngành du lịch ở Slovenia. Qua đó nghiên cứu của tác giả tìm thấy rằng phúc lợi đƣợc xem là yếu tố quan trọng đáng kể trong việc giải thích động lực làm việc của các nhân viên.
Hơn thế nữa, phúc lợi đƣợc phân loại thành hai loại phúc lợi và cụ thể tại Việt Nam hai loại phúc lợi này lần lƣợt là phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyên.
Trong đó, phúc lợi bắt buộc là loại phúc lợi mà các tổ chức bắt buộc phải thực hiện cung cấp cho các nhân viên của tổ chức theo quy định của pháp luật, theo đó phúc lợi bắt buộc này bao gồm các loại bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, … Trong khi đó phúc lợi tự nguyện là phúc lợi ngoài các khoản phúc lợi mà pháp luật đã quy định, các tổ chức sẽ cung cáp các loại phúc lợi khác để khuyến khích các nhân viên cải thiện năng suất làm việc, đồng thời giúp các nhân viên an tâm làm việc hơn và gắn bó với tổ chức lâu dài hơn. Theo đó, loại phúc lợi này bao gồm các chƣơng trình khám sức khỏe, các đợt tặng quà nhân dịp lễ, hoặc sự kiện quan trọng đối với tổ chức, hoặc các khoản phần thƣởng du lịch cho các nhân viên.
Do đó, các thang đo dùng để đại diện cho phúc lợi có thể bao gồm (1) công ty đóng đầy đủ và liên tục các loại bảo hiểm theo quy định của pháp luật (Kukanja và Planinc, 2012), (2) Công ty giải quyết tốt và đầy đủ các vấn đề liên quan đến ốm đau, bệnh tật của nhân viên trong quá trình công tác, (3) Nhân viên có thể nghỉ phép khi có nhu cầu mà không cần phải thông qua quá trình xin phép phức tạp (Kukanja và Planinc, 2012) và (4) Công ty đều tổ chức các chuyến du lịch, nghĩ dƣỡng dành cho các nhân viên đang làm việc tại tổ chức.
Bảng3.4.Thang đo phúc lợi dành cho nhân viên
Thang đo phúc lợi Mã hóa Nguồn
Công ty đóng đầy đủ và liên tục các loại bảo hiểm theo
quy định của pháp luật PL1
Kukanja và Planinc (2012)
Công ty giải quyết tốt và đầy đủ các vấn đề liên quan đến ốm đau, bệnh tật của nhân viên trong quá trình công tác
PL2 Kukanja và Planinc (2012)
Nhân viên có thể nghỉ phép khi có nhu cầu mà không cần phải thông qua quá trình xin phép phức tạp PL3
Kukanja và Planinc (2012)
Công ty đều tổ chức các chuyến du lịch, nghĩ dƣỡng dành cho các nhân viên đang làm việc tại tổ chức PL4
Kukanja và Planinc (2012)