Phát triển dịch vụ NHĐT đang là một xu hướng đối với các NHTM tại Việt Nam, do đó việc nghiên cứu phát triển dịch vụ NHĐT nói chung và xác định, đo
lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT là đề tài hấp dẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Mohammad O Al Samadi (2012) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân. Vận dụng kết hợp mô hình TPB và TAM, kết quả của bài nghiên cứu từ 387 khách hàng ở 26 ngân hàng cho thấy nhân tố Nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đó yếu tố văn hóa cũng tác động tích cực đến nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng. Yếu tố có tác động tích cực và quan trọng là cảm nhận rủi ro của khách hàng.
Lauren và Lin (2005) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ ngân hàng Mobile banking của các khách hàng cá nhân tại Đài Loan. Vận dụng mô hình TAM, kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhận thức hiệu quả, chi phí tài chính, uy tín, dễ sử dụng và hữu ích có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng ngân hàng ngân hàng điện tử.
Amin và các cộng sự (2009) đã tiến hành phân tích về những nguyên nhân lựa chọn dịch vụ ngân hàng điện tử của các khách hàng ở Malaysia. Vận dụng mô hình TAM và TPB, kết quả nghiên cứu cho thấy dịch vụ ngân hàng điện tử cũng bị ảnh hưởng bởi nhận thức hiệu quả, nhận thức tính dễ sử dụng, độ tin cậy cảm nhận, số lượng thông tin, và quy chuẩn.
Tại Việt Nam, một số công trình nghiên cứu về dịch vụ NHĐT và nổi bật là nghiên cứu với tên đề tài: “Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi vào năm 2011. Trong bài nghiên cứu này đã đề xuất một mô hình chấp nhận và sử dụng E Banking ở Việt Nam đó là mô hình EBAM, kết quả nghiên cứu cho thấy 8 yếu tố: hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro trong giao dịch, hình ảnh ngân hàng, yếu tố pháp lý là những yếu tố tác động đến quyết định chấp nhận và sử dụng E Banking tại Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu, các yếu tố có tác động giảm dần như sau: kiểm soát hành vi, hình ảnh ngân hàng, hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ dàng sử dụng, yếu
tố pháp lý, chuẩn chủ quan; riêng rủi ro giao dịch có tác động ngược chiều theo chiều hướng nếu rủi ro càng cao thì mức độ chấp nhận sử dụng E bạnking càng thấp. Điều đó cho thấy, cảm nhận rủi ro là yếu tố luôn phải được đề cập trong các nghiên cứu về quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT.
Tác giả trình bày tổng hợp một số nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng NHĐT trong và ngoài nước theo bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Lược khảo các nghiên cứu trước
Tác giả, năm
nghiên cứu Tên đề tài Mô hình sử
dụng Nhân tố Dr.Mohammad O Al Samadi (2012) Factors Affecting Adoption of Electronic Banking: An Analysis of the Perspectives of Banks' Customers
TPB và TAM - Văn hóa
- Nhận thức sự hữu ích - Nhận thức dễ sử dụng - Thái độ - Chuẩn chủ quan - Kiểm soát hành vi - Rủi ro
Kết quả của bài nghiên cứu từ 387 khách hàng ở 26 ngân hàng cho thấy nhân tố Nhận thức sự hữu ích, nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp đó yếu tố văn hóa cũng tác động tích cực đến nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng. Yếu tố có tác động tích cực và quan trọng là cảm nhận rủi ro của khách hàng.
Tác giả, năm nghiên cứu
Tên đề tài Mô hình sử
dụng
Nhân tố
Lauren và Lin (2005)
Toward an understanding of the behavioral intention to use mobile banking
TAM - Dễ dàng sử dụng - Sự hữu ích - Chi phí tài chính - Thái độ
- Hiệu quả
Kết quả nghiên cứu từ 180 người trả lời ở Đài Loan và phát hiện ra rằng nhận thức hiệu quả, chi phí tài chính, uy tín, dễ sử dụng và hữu ích có tác động tích cực đến ý định hành vi sử dụng ngân hàngngân hàng điện tử.
nghiên cứu dụng
Amin và các cộng sự (2009)
An analysis of online banking usage intentions: An extension of the technology acceptance model TAM và TBP - Nhận thức sự hữu ích - Nhận thức dễ sử dụng - Độ tin cậy cảm nhận
- Lượng thông tin
- Quy chuẩn
Nghiên cứu tập hợp 158 câu trả lời của khách hàng ở Malaysia và nhận thấy dịch vụ ngân hàng điện tử cũng bị ảnh hưởng bởi nhận thức hiệu quả, nhận thức tính dễ sử dụng, độ tin cậy cảm nhận, số lượng thông tin, và quy chuẩn.
Tác giả, năm
nghiên cứu Tên đề tài Mô hình sử
dụng Nhân tố Puschel và các cộng sự (2010) Mobile banking: Proposition of an integrated adoption intention framework
TAM và TPB - Lợi thế tương đối - Tầm nhìn
- Tương thích - Thái độ - Hiệu quả
- Điều kiện công nghệ Qua 666 mẫu thu thập được, nghiên cứu thấy rằng lợi thế tương đối, tầm nhìn và khả năng tương thích ảnh hưởng đáng kể thái độ, hiệu quả và điều kiện công nghệ thuận lợi tác động đáng kể đến kiểm soát hành vi, kiểm soát hành vi, thái độ, chuẩn chủ quan tác động đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử.
Tác giả, năm
nghiên cứu Tên đề tài Mô hình sử
dụng Nhân tố
Sripalawat và các cộng sự (2011)
M-banking in metropolitan Bangkok and a comparison with other countries
TAM và TPB - Nhận thức sự hữu ích - Nhận thức dễ sử dụng - Thái độ - Chuẩn chủ quan - Kiểm soát hành vi - Hiệu quả
Dựa trên, khảo sát 195 người và cho thấy nhận thức dễ sử dụng là yếu tố có ảnh hưởng nhất, cảm nhận tính hữu ích là yếu tố ảnh hưởng thứ hai, và chuẩn chủ quan là yếu tố ảnh hưởng thứ ba trong việc quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng định tử của khách hàng.
Tác giả, năm nghiên cứu
Tên đề tài Mô hình sử
dụng
Nhân tố
Nour-Mohammad Yaghoubi, Ebrahim
Factors Affecting the Adoption of Online
bahmani, (2010) Banking-An Integration of Technology Acceptance Model and Theory of Planned Behavior
- Nhận thức sự hữu ích - Chuẩn chủ quan - Kiểm soát hành vi - Thái độ
Các mẫu thực tế sử dụng cho nghiên cứu là 349 người trả lời. Bài nghiên cứu phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng cấu trúc Equation Modeling (SEM) để đánh giá sức mạnh của các mối quan hệ giả thuyết. Kết quả hỗ trợ của TAM và TPB mô hình tích hợp và xác nhận mạnh mẽ của nó trong việc dự đoán ý định của khách hàng thông qua các ngân hàng trực tuyến. Kết quả chỉ ra rằng ý định sử dụng ngân hàng trực tuyến được ảnh hưởng tích cực chủ yếu là bởi nhận thức kiểm soát hành vi và nhận thức hữu dụng.
Tác giả, năm nghiên cứu
Tên đề tài Mô hình sử
dụng
Nhân tố
Nguyễn Duy Thanh, Cao Hào Thi (2011)
Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam
EBAM - Hiệu quả mong đợi - Khả năng tương thích - Nhận thức dễ sử dụng - Kiểm soát hành vi - Chuẩn chủ quan - Rủi ro trong giao dịch - Hình ảnh ngân hàng - Yếu tố pháp luật
Trong bài nghiên cứu này đã đề xuất một mô hình chấp nhận và sử dụng E Banking ở Việt Nam đó là mô hình EBAM, kết quả nghiên cứu cho thấy 8 yếu tố hiệu quả mong đợi, khả năng tương thích, nhận thức dễ dàng sử dụng, nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, rủi ro trong giao dịch, hình ảnh ngân hàng, yếu tố pháp lý là những yếu tố tác động đến quyết định chấp nhận và sử dụng E Banking tại Việt Nam. Trong các yếu tố kiểm soát hành vi, hình ảnh ngân hàng, hiệu quả mong đợi là những yếu tố có tác động mạnh nhất.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu trước
Từ những nghiên cứu trước đây, có thể thấy mô hình TAM và TPB được hầu hết các nghiên cứu sử dụng, vì nó khá phù hợp và dự báo gần chính xác được các yếu tố tác động đến dịch vụ NHĐT. Vì thế trong bài nghiên cứu này tác giả cũng vận dụng mô hình TPB và mô hình TAM để thiết kế mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng tại BIDV Đồng Khởi.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những lý luận cơ bản về dịch vụ NHĐT, các lý thuyết về hành vi của khách hàng, xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT với những bối cảnh khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, mỗi đề tài đã đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng tại địa bàn nghiên cứu lựa chọn. Tuy nhiên, với sự khác biệt về các đặc thù vùng miền như: vị trí địa lý, con người, khả năng tiếp cận dịch vụ mà dẫn đến kết quả nghiên cứu có sự khác nhau giữa các đề tài và do đó, những kiến nghị và giải pháp tương ứng cho từng bối cảnh địa phương không thể phù hợp khi vận dụng vào địa bàn nghiên cứu khác nhau. Qua lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu chính thức nào tập trung xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng tại BIDV Đồng Khởi. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách và giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa khả năng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT tại Chi nhánh trong tương lai.