Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 43)

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính (OLS). Trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập được từ việc khảo sát các khách hàng cá nhân gửi tiền tiết kiệm tại SCB. Cơ chế điều tra tại khu vực TPHCM theo đủ mọi thành phần nghề nghiệp, thu nhập và tình trạng hôn nhân, giới tính. Để đạt được kích thước mẫu đề ra, căn cứ vào số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm liên hệ với ngân hàng hàng ngày, bảng câu hỏi được xây dựng bằng Google Forms2 và gửi đến email của khách hàng tại ngân hàng SCB. Cuộc khảo sát được tiến hàng trong khoảng thời gian 01/03/2019 đến 01/06/2019. Số lượng kết quả khảo sát thu về là 279 bảng kết quả hợp lệ.

Quy mô mẫu: Theo Hair và cộng sự (dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & cộng sự, 2003) trong phân tích nhân tố EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường (tiêu chuẩn 5:1) và cỡ mẫu không nên ít hơn 100. Nghiên cứu này có 33 tham số cần ước lượng, nên kích thước mẫu tối thiểu là n ≥ 33 x5 = 165.

Phương thức lấy mẫu: có nhiều phương pháp chọn mẫu, chúng được chia thành hai nhóm chính bao gồm: (1) các phương pháp chọn mẫu theo xác suất và (2) các phương pháp chọn mẫu không theo xác suất (còn gọi là phi xác suất). Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với phân tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là tác giả sẽ thu thập dữ liệu thông qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp các khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh và phòng giao dịch của SCB.

Thang đo: sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (từ 1 đến 5 tương ứng với 1 - rất không quan trọng, 2 - không quan trọng, 3 - bình thường, 4 - quan trọng và 5 - rất quan trọng).

Thiết kế bảng câu hỏi: qua bảng câu hỏi được thiết kế, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp những khách hàng đến giao dịch với SCB. Nội dung của bản câu hỏi được thiết kế gồm các phần sau: Phần A: Khảo sát chung để nhận biết thực trạng sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Phần B: Ý kiến đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn gửi tiết kiệm tại SCB. Phần C: Một số thông tin về đặc điểm cá nhân của khách hàng tham gia phỏng vấn như: nghề nghiệp, giới tính, độ tuổi, trình độ, thu nhập (xem Phụ lục 9).

Xử lý dữ liệu: sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích dữ liệu thu thập được. Sau khi mã hóa dữ liệu cho phù hợp, sắp xếp và đánh số bảng câu hỏi, nhập liệu trên spss, số liệu sẽ được phân tích theo trình tự như sau: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích hồi quy.

Bước tiếp theo là tiến hành mã hoá các thang đo. Xem bảng mã hóa thang đo tại phụ lục.

Phân tích thống kê mô tả: Đây là bước phân tích đầu tiên nhằm mô tả kích thước, đặc điểm mẫu nghiên cứu như: giới tính, nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập của khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm. Ngoài ra phương pháp phân tích này còn cung cấp những thông tin về nguyên nhân, thời gian, kì hạn gửi của sổ gửi tiết kiệm tại SCB.

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha: Đây là một hệ số tương quan đơn, dùng để ước lượng mức trung bình của tất cả các hệ số tương quan của các biến trong kiểm định. Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) cho thấy sự tương quan (phù hợp) giữa mỗi mục với toàn bộ các mục còn lại. Điều kiện để một chỉ báo được giữ lại nếu hệ số tương quan biến tổng Item - Total Correlation của chỉ báo đó phải lớn hơn 0.3. Đồng thời hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0.6 mới được xem là chấp nhận được và thích hợp để phân tích những bước tiếp theo.

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) giúp chúng ta đánh giá hai giá trị quan trọng cùa thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Trong phân tích EFA, chúng ta có hai ma trận quan trọng để xem xét khi đánh giá các thang đo, đó là ma trận các trọng số nhân tố (factor pattern matrix) và ma trận các hệ số tương quan (factor structure matrix). Khi các nhân tố không có quan hệ với nhau thì trọng số nhân tố giữa một nhân tố và một biến đo lường là hệ số tương quan giữa hai biến đó. Trọng số nhân tố là tác động của khái niệm nghiên cứu vào biến đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tiêu chí Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến thường xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1 (> 1).

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), “Để xác định sự phù hợp khi dùng EFA, có thể dùng kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) hoặc KMO (Kaiser-Meyer- Olkin measure of sampling adequacy). Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0.50. Qua phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ loại bỏ các biến quan sát không đạt độ tin cậy, giá trị hội tụ và phân biệt; đồng thời tái cấu trúc các biến quan sát còn lại vào các yếu tố (thành phần đo lường) phù hợp, đặt cơ sở cho việc hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, các nội dung phân tích tiếp theo.

Một số tiêu chuẩn mà các nhà nghiên cứu quan tâm trong phân tích EFA gồm: Hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin): Đây là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, phân tích nhân tố khám phá thích hợp khi hệ số KMO lớn hơn 0.5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Đại lượng Barlett là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (sig nhỏ hơn 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Chỉ số Eigenvalue: Đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Phương sai trích (Variance explained criteria): Tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50%. (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Hệ số tải nhân tố (Factor loading): Là hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố. Hệ số này càng lớn cho biết các biến và nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Các số liệu sau khi được phân tích xong được trình bày dưới dạng bảng số liệu. Dựa vào các kết quả thu được từ thống kê ta tiến hành tổng hợp lại và rút ra các kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết lựa chọn dịch vụ tiền gửi của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn để từ đó đưa ra những hàm ý chính sách giúp ngân hàng tiếp cận và thu hút được nhiều khách hàng hơn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Nội dung chương 3 đề cập đến các phương pháp nghiên cứu được dùng để thực hiện đề tài bao gồm, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Theo đó, nghiên cứu định tính được thực hiện bằng việc phỏng vấn các chuyên gia và khảo sát khách hàng cá nhân có tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng SCB. Kết hợp với cơ sở lý luận ở chương 2, tác giả tiến hành tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN tại SCB và trình bày các bước trong quy trình nghiên cứu. Sau đó, tác giả tiến hành mã hoá các biến quan sát trong từng nhân tố. Đối với nhân tố phụ thuộc, phương pháp định lượng sẽ được sử dụng để phân tích và mô hình được dùng là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính (OLS). Từ các phương pháp nghiên cứu đã trình bày, tác giả sẽ thể hiện kết quả nghiên cứu của luận văn ở chương 4.

Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Sài Gòn

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn tên viết tắt là SCB có vốn điều lệ kể từ ngày 27/11/2018 là 15.231.688.100.000 đồng.

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB).

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.

Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”.

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự… Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, toàn thể CBNV, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Quý Khách hàng, Cổ đông, đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản hơn 498.500

dịch, hiện nay mạng lưới hoạt động của SCB đang phủ rộng khắp 28 tỉnh/thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 6.000 người.

Cơ cấu tổ chức của SCB được phân cấp một cách hợp lý, chi tiết và rõ ràng, nhằm đảm bảo cho sự phân chia trách nhiêm, nghĩa vụ cũng như kiểm soát, giám sát và xử lý những rủi ro và sai sót xảy ra một cách kịp thời, hợp lý. Hội đồng quản trị luôn đưa ra những chiến lược, tầm nhìn nhằm tập hợp, huy động các nguồn lực, sáng tạo ra các giá trị bền vững cho khách hàng, đối tác, cổ đông, người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự phồn vinh cho các gia đình và doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc chấn hưng và xây dựng đất nước giàu mạnh.

Bảng 4. 1: Tăng trưởng trong một số chỉ têu của SCB từ 2016 – 2018

ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tăng trưởng tổng tài sản 16.10 22.77 14.62

Tăng trưởng dư nợ cho vay 30.34 19.95 13.28

Tăng trưởng huy động vốn khách hàng 15.30 17.36 11.12

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

bình quân (ROEA) 0.49 0.78 1.06

Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của SCB, 2016 – 2018

Qua bảng 4.1, SCB luôn có sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh qua các năm 2016 đến 2018. Bình quân tăng trưởng qua ba năm của tổng tài sản là 17,83%, của dư nợ cho vay khách hàng là 21,19% và của hoạt động huy động vốn từ khách hàng là 14,59%. Trong đó, hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng bình quân cao nhất. Tuy nhiên, một xu hướng chung ở SCB là sự tăng trưởng của cả ba chỉ tiêu có phần giảm từ năm 2017 đến năm 2018. Đối với lợi nhuận ròng trên VCSH bình quân có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2016 ROEA là 0,49%; năm 2017 chỉ tiêu này tăng trưởng và bằng 0,78%. Đến năm 2018, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân của SCB cao hơn 1. ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, giúp theo dõi xem một đồng vốn bỏ ra đã tích lũy được bao nhiêu đồng lời cho chủ sở hữu.

4.2 Thực trạng huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Sài Gòn

Tiền gửi huy động đến thời điểm 31/12/2017 đạt 346.403 tỷ đồng, tăng 51.251 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 17,36% so với cuối năm 2016. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế của SCB ổn định qua các năm và cao hơn mức trung bình của toàn ngành ngân hàng. Trong đó, tiền gửi KHCN đạt 309.377 tỷ đồng, tăng 36.910 tỷ đồng, tốc độ tăng 13,55% so với cuối năm 2016. Tại thời điểm cuối năm 2017, SCB đang là một trong những ngân hàng có tiền gửi huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế cao nhất toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Xét về cơ cấu huy động theo KH, có gần 90% khách hàng gửi tiền tại SCB là KHCN.

So với năm 2017, năm 2018, cùng với sự tin yêu của KH, một số sản phẩm tiền gửi ưu việt của SCB tiếp tục thu hút được lượng lớn KH như “Tiết kiệm phú quý”, “Gửi càng dài – Ưu đãi càng cao”, “Kỳ hạn vàng – Lãi suất vàng”. Song song đó, một số sản phẩm huy động mới, dựa trên nền tảng công nghệ như “Tiền gửi Online” hay “iBank – Linh hoạt” tuy mới ra mắt nhưng đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của KHCN trẻ tuổi. Với những nỗ lực trong công tác duy trì cải tiến các sản phẩm tiền gửi đặc trưng, đa dạng kỳ hạn huy động phù hợp với nhu cầu vốn nhàn rỗi của KH đã mang lại kết quả tích cực đến hoạt động huy động vốn của SCB. Cụ thể, tính đến 31/12/2018 huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 384.914 tỷ đồng

Hình 4. 1 Tình hình huy động vốn của SCB từ 2016 – 2018

Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của SCB, 2016 – 2018

272467 309377 340834 22685 37026 42668 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

T

ĐỒ

NG

Bảng 4. 2: Tình hình huy động vốn từ KHCN của SCB từ 2016 – 2018

ĐVT: tỷ đồng, %

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

ST Tỷ trọng ST Tỷ trọng +/- ST Tỷ trọng +/- KHCN 272.467 92,31% 309.377 89,31% 13,55% 340.834 88,87% 10,17% Tổ chức 22.685 7,69% 37.026 10,69% 63,22% 42.668 11,13% 15,24% Tổng 295.152 100% 346.403 100% 17,36% 383.502 100% 10,71%

Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của SCB, 2016 – 2018

Qua bảng 4.2 tỷ trọng huy động vốn KHCN luôn chiếm tỷ trọng khoảng 90% và có sự tăng trưởng qua các năm, mặc dù trong năm 2017, tỷ trọng huy động vốn từ KHCN có sự sụt giảm so với tỷ trọng huy động vốn từ KHCN năm 2016. Năm 2018, tình hình huy động vốn của SCB tăng 10,71% so với cuối năm 2017. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của SCB ổn định qua các năm. Trong đó, huy động KHCN năm 2018 đạt những bước tiến ấn tượng nhờ việc triển khai sản phẩm mới “Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn SCB” và chủ trương cơ cấu lại danh mục sản phẩm huy động KHCN, điều này đã tác động tích cực đến kết quả tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng, cụ thể tăng trưởng huy động từ KHCN năm 2018 đạt 31.457 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng ổn định 10,17%. Những cố gắng trong công tác quản lý, phát triển sản phẩm và chủ trương tập trung vào phân khúc KH mục tiêu đã giúp SCB đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)