Sài Gòn
Tiền gửi huy động đến thời điểm 31/12/2017 đạt 346.403 tỷ đồng, tăng 51.251 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 17,36% so với cuối năm 2016. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế của SCB ổn định qua các năm và cao hơn mức trung bình của toàn ngành ngân hàng. Trong đó, tiền gửi KHCN đạt 309.377 tỷ đồng, tăng 36.910 tỷ đồng, tốc độ tăng 13,55% so với cuối năm 2016. Tại thời điểm cuối năm 2017, SCB đang là một trong những ngân hàng có tiền gửi huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế cao nhất toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Xét về cơ cấu huy động theo KH, có gần 90% khách hàng gửi tiền tại SCB là KHCN.
So với năm 2017, năm 2018, cùng với sự tin yêu của KH, một số sản phẩm tiền gửi ưu việt của SCB tiếp tục thu hút được lượng lớn KH như “Tiết kiệm phú quý”, “Gửi càng dài – Ưu đãi càng cao”, “Kỳ hạn vàng – Lãi suất vàng”. Song song đó, một số sản phẩm huy động mới, dựa trên nền tảng công nghệ như “Tiền gửi Online” hay “iBank – Linh hoạt” tuy mới ra mắt nhưng đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của KHCN trẻ tuổi. Với những nỗ lực trong công tác duy trì cải tiến các sản phẩm tiền gửi đặc trưng, đa dạng kỳ hạn huy động phù hợp với nhu cầu vốn nhàn rỗi của KH đã mang lại kết quả tích cực đến hoạt động huy động vốn của SCB. Cụ thể, tính đến 31/12/2018 huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 384.914 tỷ đồng
Hình 4. 1 Tình hình huy động vốn của SCB từ 2016 – 2018
Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của SCB, 2016 – 2018
272467 309377 340834 22685 37026 42668 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
T
Ỷ
ĐỒ
NG
Bảng 4. 2: Tình hình huy động vốn từ KHCN của SCB từ 2016 – 2018
ĐVT: tỷ đồng, %
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ST Tỷ trọng ST Tỷ trọng +/- ST Tỷ trọng +/- KHCN 272.467 92,31% 309.377 89,31% 13,55% 340.834 88,87% 10,17% Tổ chức 22.685 7,69% 37.026 10,69% 63,22% 42.668 11,13% 15,24% Tổng 295.152 100% 346.403 100% 17,36% 383.502 100% 10,71%
Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của SCB, 2016 – 2018
Qua bảng 4.2 tỷ trọng huy động vốn KHCN luôn chiếm tỷ trọng khoảng 90% và có sự tăng trưởng qua các năm, mặc dù trong năm 2017, tỷ trọng huy động vốn từ KHCN có sự sụt giảm so với tỷ trọng huy động vốn từ KHCN năm 2016. Năm 2018, tình hình huy động vốn của SCB tăng 10,71% so với cuối năm 2017. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của SCB ổn định qua các năm. Trong đó, huy động KHCN năm 2018 đạt những bước tiến ấn tượng nhờ việc triển khai sản phẩm mới “Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn SCB” và chủ trương cơ cấu lại danh mục sản phẩm huy động KHCN, điều này đã tác động tích cực đến kết quả tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng, cụ thể tăng trưởng huy động từ KHCN năm 2018 đạt 31.457 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng ổn định 10,17%. Những cố gắng trong công tác quản lý, phát triển sản phẩm và chủ trương tập trung vào phân khúc KH mục tiêu đã giúp SCB đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2018.
Năm 2018, kết quả kinh doanh chuyển dịch theo hướng tăng thu ngoài lãi, đẩy mạnh tăng trưởng khách hàng cá nhân. Đối với Khách hàng cá nhân, SCB triển khai gói Tài khoản 3X gồm gói Tài khoản thông thường, gói Tài khoản Đa năng và gói Tài khoản Lộc phát, kết hợp 3 sản phẩm dịch vụ: Tài khoản thanh toán, Dịch vụ eBanking (SMS Banking và/hoặc Mobile Banking và/hoặc Internet Banking). Với gói tài khoản 3X, Khách hàng được hỗ trợ quản lý tài khoản và dòng tiền một cách chặt chẽ, giúp Khách hàng có thể thoải mái thực hiện các giao dịch trên Internet Banking và Mobile Banking mọi lúc mọi nơi, cũng như theo dõi kịp thời mọi biến động tài khoản qua SMS Banking, giúp Khách hàng có thêm thời gian và sự an tâm để tận hưởng cuộc sống.