Các biến độc lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 61 - 64)

9. Kết cấu của luận văn

3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

3.1.3.2. Các biến độc lập

2.1.3.2.1. Nhóm biến độc lập bên trong ngân hàng

Quy mô tài sản ngân hàng (Log of total assets - LTA): tác giả sử dụng logarithm tự nhiên của tổng tài sản để đo biến này. Đo lường này được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu thực nghiệm (Goddard và cộng sự, 2004a, b, Athanasoglou và

cộng sự, 2008, Dietrich và Wanzenried, 2011). Một số nghiên cứu cho rằng các ngân hàng với quy mô lớn hơn có thể giảm chi phí từ kinh tế theo quy mô và phạm vi (B, Iannotta và cộng sự, 2007, Mercieca và cộng sự, 2007, Elsas và cộng sự, 2010). Một số khác lập luận rằng các ngân hàng nhỏ có thể đạt được tính kinh tế của quy mô bằng cách tăng quy mô của họ đến một điểm nào đó, nơi sự gia tăng về quy mô sẽ dẫn đến những bất lợi về quy mô (Berger và Humphrey 1994, Athanasoglou và cộng sự 2008), các nhà nghiên cứu này cho rằng lợi nhuận ban đầu tăng theo quy mô và sau đó giảm. Giả thuyết 1 (H1) được đưa ra để kiểm định là tồn tại tác động cùng chiều giữa quy mô tài sản ngân hàng và khả năng sinh lời.

Cấu trúc tài sản (Loans/total assets -LOAN) : tác giả sử dụng tỷ lệ tổng

dư nợ cấp tín dụng trên tổng tài sản để đo lường biến này. Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Nếu cho vay một cách có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí huy động vốn và thu được lợi nhuận. Hầu hết các tài liệu cho rằng khả năng sinh lời của ngân hàng kỳ vọng tăng khi danh mục tài sản gồm các khoản cho vay tăng so với các tài sản an toàn khác. Mặc dù chi phí nắm giữ các khoản cho vay tăng, khả năng sinh lời vẫn tăng khi tỷ lệ cho vay trên tài sản. Giả thuyết 2 (H2) được đưa ra: tồn tại tác động cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và khả năng sinh lời của ngân hàng.

Rủi ro tín dụng (Loan loss provisions/total loan – LLPTL): tác giả sử dụng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (LLPTL) để đo lường biến này. Tỷ lệ cao hơn cho thấy ngân hàng có rủi ro cao hơn, các chi phí như chi phí quản lý, trích lập dự phòng rủi ro, giám sát, thu nợ… cao hơn nhiều so với khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất nợ quá hạn. Theo Stephen và cộng sự (2014) khi nghiên cứu về lợi nhuận của các ngân hàng thương mại, ông cho rằng rủi ro tín dụng là yếu tố chính ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng thương mại. Hầu hết các nghiên cứu khác đều chỉ ra rủi ro tín dụng ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Miller và Noulas (1997), Duca và MCLaughlin (1990) đã chỉ ra tác động ngược chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận của ngân hàng: khi rủi ro tín dụng liên quan đến các khoản vay càng lớn sẽ là một vấn đề khó khăn trong việc tối đa hóa lợi nhuận của một ngân hàng khi danh mục

cho vay của ngân hàng trở nên rủi ro hơn, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, từ đó làm tăng chi phí hoạt động và giảm tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Giả thuyết 3 (H3) được đưa ra: tồn tại tác động ngược chiều của LLPTL đối với lợi nhuận của ngân hàng thương mại nhà nước tại tỉnh BR-VT.

Rủi ro thanh khoản (Liquidity - LIQ) : tác giả sử dụng tỷ lệ tổng tiền

gửi của khách hàng trên tổng tài sản để đo lường biến này. Tiền gửi của khách hàng là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động nói riêng và trong nguồn vốn kinh doanh của các NHTM nói chung. Quy mô tiền gửi càng lớn thì khả năng sử dụng vốn của ngân hàng càng tăng. Các nghiên cứu của Gul, Irshad và Zaman (2011); Muhammad et. al.(2013) đều cho thấy tác động cùng chiều của tiền gửi của khách hàng đến khả năng sinh lời. Tỷ lệ tiền gửi so với tài sản càng lớn, ngân hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động tín dụng, góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Giả thuyết 4 (H4) được đưa ra: tồn tại tác động cùng chiều giữa tiền gửi của khách hàng và khả năng sinh lời của ngân hàng

Chi phí hoạt động (Cost efficiency - CE): tác giả sử dụng tỷ lệ chi phí

hoạt động trên tổng tài sản để đo biến này. Nếu ngân hàng biết cắt giảm chi phí, sử dụng chi phí quản lý hiệu quả thì sẽ là một nhân tố quan trọng mang lại lợi nhuận cao hơn cho ngân hàng, hàm ý một mối tương quan âm giữa chi phí hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy , giả thuyết 5 (H5) được đưa ra để kiểm định là tồn tại tác động ngược chiều giữa chi phí hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng.

Đa dạng hóa thu nhập (Non-interest income/total assets - NTA): tác giả

sử dụng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản để đo biến này. Trong quá trình tìm kiếm nguồn doanh thu mới, các NHTM đã ngày càng đa dạng, bằng cách chuyển sang giao dịch kinh doanh thu phí (Elsas et al, 2010). Khi các ngân hàng đa dạng các sản phẩm dịch vụ tốt hơn, sẽ có thể tạo ra nguồn thu nhập cao hơn, do đó làm giảm sự phụ thuộc vào thu nhập từ hoạt động tín dụng đầy rủi ro do yếu tố khách quan tác động. Kết quả là, các ngân hàng mở rộng sang các hoạt động thu nhập ngoài lãi bao

chứng khoán và ngoại hối (Sufian và Chong, 2008). Giả thuyết 6 (H6) được đưa ra: tồn tại tác động cùng chiều giữa đa dạng hóa thu nhập và khả năng sinh lời của ngân hàng.

3.1.3.2.2. Nhóm biến độc lập bên ngoài ngân hàng

Lạm phát (Inflation rate - IR): Trong hầu hết các bài nghiên cứu, tỷ lệ

lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát hàng năm ở các quốc gia, là tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng của tất cả các hàng hóa và dịch vụ tính trên trọng số của tổng cục thống kê quốc gia. Theo các quan điểm nghiên cứu đã trình bày ở chương 1 tác giả đưa ra giả thuyết 7 (H7) là tồn tại tác động cùng chiều giữa lạm phát và khả năng sinh lời của ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm (RGDP): Tăng trưởng kinh tế là sự tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong

một thời kỳ nhất định. Kinh tế tăng trưởng cao phản ánh triển vọng kinh tế tốt cho các doanh nghiệp, trong đó có cả lĩnh vực ngân hàng. Tình hình kinh tế không tốt có thể làm giảm chất lượng danh mục khoản cho vay, tăng dự phòng rủi ro tín dụng và giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại, tình hình kinh tế tăng trưởng cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng. Như vậy, chu kỳ kinh tế ảnh hưởng đến biến lợi nhuận (thông qua hoạt động cho vay) và dự phòng rủi ro tín dụng (thông qua chất lượng danh mục khoản vay). Giả thuyết 8 (H8) được đưa ra: tồn tại tác động cùng chiều của biến này với lợi nhuận của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)