9. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực trạng khả năng sinh lời của NHTMNN tại BR-VT
2.3.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
ROA của các NHTMNN tại BR-VT có xu hướng giảm, giảm từ 2,68% năm 2010 còn 1,83% trong năm 2016. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của lợi nhuận
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tăng trưởng kinh
tại BR-VT vẫn tương đối cao so với chỉ tiêu ROA của khối NHTMCP trên địa bàn tỉnh BR-VT.
Đồ thị 2.4: Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản
(Nguồn: báo cáo GSTX của NHNN tỉnh BR-VT từ 2010 - 2016)
Trong bối cảnh giai đoạn 2006-2010 tình hình kinh tế phát triển, Chính phủ và Bộ Kế hoạch đầu tư đưa ra những dự báo lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế trong nước, nhiều dự án đầu tư lớn của Trung ương và nước ngoài dự kiến sẽ sớm triển khai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Vũng Tàu, tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn, các dự án du lịch, cảng biển…, trong bối cảnh đó, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế được đề ra với mức phấn đấu tăng trưởng cao. Tuy nhiên, khi bước vào năm đầu thực hiện kế hoạch, những hậu quả của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu tác động nặng nề đến nền kinh tế nước ta, cộng với những hạn chế yếu kém vốn có của nền kinh tế trong nước, đã làm cho lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng.
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NHTMNN 2.68% 3.16% 2.49% 2.41% 0.83% 2.20% 1.83% NHTMCP 1.28% 1.67% 1.22% 0.88% 0.92% 0.98% 1.20% NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT 2.31% 2.48% 1.90% 1.55% 0.92% 1.58% 1.53% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50%
Bảng 2.12: ROA của các NHTMNN tại BR-VT
(Nguồn: báo cáo GSTX của NHNN tỉnh BR-VT từ 2010 - 2016)
Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2014 là giai đoạn hệ thống ngân hàng của Việt Nam đối mặt với tình trạng chất lượng của các khoản tín dụng đi xuống, hậu quả của tăng trưởng nóng tín dụng những năm trước đó, các NHTMNN tại BR-VT cũng không phải là ngoại lệ. Thị trường bất động sản chậm phục hồi, thị trường tài chính trì trệ gây khó khăn cho việc bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ. Nợ xấu và nợ quá hạn tăng lên làm cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng, dẫn đến khả năng sinh lời của ngân hàng sụt giảm. Năm 2014, ROA trung bình giảm đến mức 0,83% và tăng trở lại trong năm 2015, 2016.
2.3.2. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần
Tương tự với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, chỉ tiêu lệ thu nhập lãi thuần (NIM) là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của các NHTM. Các NHTMNN tại BR-VT, chỉ tiêu NIM cùng xu hướng giảm giống chỉ tiêu ROA .
Bảng 2.13: NIM của các NHTMNN tại BR-VT
(Nguồn: báo cáo GSTX của NHNN tỉnh BR-VT từ 2010 - 2016)
NIM giảm chứng tỏ rằng mức thu nhập lãi thuần của ngân hàng tuy có tăng lên nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với sự gia tăng của nguồn tài sản có sinh lời. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROA (%) 2,68% 3,16% 2,49% 2,41% 0,83% 2,20% 1,83% ROA ngành ngân hàng(%) 1,0% 1,1% 0,4% 0,6% 0,4% 0,5% 0,5% Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NIM (%) 0,90% 5,22% 5,09% 3,95% 2,64% 2,34% 2,54%
2.4. Đánh giá chung về khả năng sinh lời của NHTMNN tại BR-VT 2.4.1. Những thành tích đạt được 2.4.1. Những thành tích đạt được
Khả năng sinh lời của các NHTMNN ở mức khá
Nhìn chung, khả năng sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT ở mức khá, cao hơn mặt bằng chung về khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam. Mặc dù tăng trưởng tín dụng khá, hệ số NIM tăng nhẹ, nhưng do trích lập dự phòng rủi ro tăng khiến khả năng sinh lời của khối NHTMNN giảm.
Quy mô hoạt động của các NHTMNN tăng nhanh
Trong giai đoạn 2010 – 2016, sau sự kiện kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế và chịu tác động không nhỏ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, theo số liệu tổng hợp từ các báo cáo quản lý cấp phép của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy, đến thời điểm năm 2010, các NHTMNN tại BR-VT có 43 chi nhánh và phòng giao dịch, đến năm 2016 tăng 11 phòng giao dịch đạt 54 chi nhánh và phòng giao dịch.
Các NHTMNN trên địa bàn tỉnh có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp nhà nước, các tổng công ty, doanh nghiệp lớn. Mạng lưới hoạt động khá rộng (ví dụ như hệ thống ngân hàng Agribank), nên các NHTMNN tại BR-VT có nhiều khách hàng truyền thống, thị phần lớn, ổn định.
Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng được
cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế
Cạnh tranh thực sự là liều thuốc kích thích hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn – đây luôn là một triết lý được các nhà quản lý vận dụng để duy trì một môi trường cạnh tranh cần thiết để nền kinh tế luôn hoạt động năng động. Tuy vậy, sự cạnh tranh thái quá, thậm chí bất chấp pháp luật, phớt lờ các cảnh báo rủi ro… luôn đem lại hệ quả tiêu cực mà chính các NHTM phải gánh chịu, nhất là suy giảm năng lực cạnh tranh và không bảo vệ niềm tin khách hàng.
Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang từng bước được đổi mới theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Dịch vụ ngân hàng không còn chỉ giới hạn trong phạm vi các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà còn có nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại khác, như thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử,… Mạng lưới ngân hàng mở rộng khắp nơi trong cả nước đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ.
Xử lý nợ xấu của các NHTMNN đã đạt được những bước thành công
ban đầu đáng khích lệ
Tăng trưởng tín dụng đạt mục tiêu đề ra, chất lượng tăng trưởng được đảm bảo, phù hợp với khả năng quản lý, quản trị rủi ro, cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, vừa đảm bảo tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, NHNN, vừa mở rộng cho vay các lĩnh vực có hiệu quả khác để đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Chất lượng tín dụng được cải thiện. Hiện nay, tốc độ tăng nợ xấu đã giảm mạnh. Điều này một phần do các NHTMNN thực hiện cơ cấu lại nợ cũng như bán nợ qua VAMC.
2.4.2. Những hạn chế của các NHTMNN tại BR-VT
Chưa có biện pháp đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng
Lợi nhuận của các NHTMNN tại BR-VT chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Việc kinh doanh theo nghiệp vụ truyền thống và cổ điển, ngân hàng thu lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng; nhưng tín dụng lại chứa đựng nhiều rủi ro và bất trắc, do ngân hàng ở vào thế bị động khi cấp tín dụng cho khách hàng. Chỉ với tỷ lệ nợ khó đòi vượt quá mức cho phép (dưới 3%) từ 4-5% tổng dư nợ cũng đã làm cho các NHTM không còn lợi nhuận và mất dần vốn tự có.
- Đối với các NHTMNN tại BR-VT, hoạt động để mang lại lợi nhuận chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng, chiếm đến hơn 90% lợi nhuận hàng năm. Qua số liệu phân tích ở trên, các NHTMNN tại BR-VT chưa mở rộng loại hình kinh doanh khác ngoài hoạt động tín dụng để nâng cao khả năng sinh lời. Trong khi đó tỉnh BR-VT là một tỉnh có nhiều lợi thế về số lượng doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu, hoạt động kinh tế biển, các NHTMNN chưa phát triển các dịch vụ khác ngoài việc cấp tín dụng cho khách hàng như các dịch vụ sinh lời kèm theo việc cấp tín dụng như kinh doanh mua, bán ngoại tệ (mua bán giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai) dịch vụ phái sinh, các dịch vụ tài chính doanh nghiệp, tư vấn tài chính.
Những bất cập trong công tác quản trị rủi ro của chính bản thân các ngân hàng thương mại nhà nước.
Hạn chế rõ nhất về quản trị rủi ro mà trước hết là quản lý tín dụng của các NHTMNN tại BR-VT chưa tốt. Theo báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra của NHNN tỉnh BR-VT trong giai đoạn năm 2010 – 2016, NHNN tỉnh BR-VT đã thực hiện 08 cuộc thanh tra theo kế hoạch và đột xuất đối với các NHTMNN nói trên, nội dung kiến nghị của các kết luận thanh tra trên cho thấy các NHTMNN tại BR-VT còn hiện tượng dễ dãi trong thẩm định hồ sơ tín dụng, chất lượng công tác thẩm định chưa tốt, còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào nội dung đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, phương án vay vốn, việc thẩm định, phân tích các thông tin do khách hàng cung cấp, thu thập tài liệu chưa được chặt chẽ, mục đích cho vay còn chung chung, không cụ thể, chưa giám sát được cơ sở trước khi giải ngân, giải ngân chủ yếu bằng tiền mặt nhưng chưa có giải pháp để giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng… làm cho nợ quá hạn và nợ xấu có xu hướng tăng. Ngoài ra, hiện nay việc cho vay vẫn dựa trên giá trị tài sản bảo đảm là chủ yếu, không dựa trên phương án vay vốn và khả năng tài chính của khách hàng để tính toán đúng nhu cầu vay vốn của khách hàng nên dễ dẫn đến khả năng khách hàng không có khả năng tài chính để trả nợ, thị trường bất động sản đóng băng hoặc thời gian xử lý tài sản đảm bảo kéo dài dẫn đến các ngân hàng khó có khả năng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động cũng như thực trạng khả năng sinh lời của các NHTMNN tại BR-VT trong giai đoạn 2010 – 2016. Chương này đã dựa vào thực trạng chung về tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng để đánh giá mặt được, mặt hạn chế ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTMNN. Đây là cơ sở cùng với các bằng chứng thực nghiệm ở chương 3 để tác giả tìm ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của NHTMNN tại BR-VT và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời cho các NHTMNN tại BR-VT.
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC TẠI BÀ RỊA – VŨNG TÀU
3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm 3.1.1. Mẫu nghiên cứu 3.1.1. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm 08 chi nhánh NHTMNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016.
3.1.2. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu là số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn năm 2010 đến 2016. Ngoài ra, các thông tin về yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ website của worldbank và của Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hạn chế tiếp cận dữ liệu và kích thước mẫu: Trong phạm vi khu vực thực trạng nghiên cứu, số lượng ngân hàng có mặt ở trên địa bàn tỉnh trong thời gian nghiên cứu có giới hạn. Thời gian các ngân hàng thành lập tại địa bàn trong giai đoạn trước năm 2010 không đang kể, số lượng dữ liệu công bố của các ngân hàng trong giai đoạn trước 2010 không tiếp cận được. Mặc dù tác giả đã cố gắng tăng năm quan sát và số lượng ngân hàng tối đa, tuy nhiên số quan sát dừng ở 56 quan sát với 8 ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 2016. Cỡ mẫu này không quá lớn, mặc dù lớn hơn số quan sát 30 quy định là cỡ mẫu lớn trong các tài liệu sách thông kê, đảm bảo mức ý nghĩa của phân tích định lượng trong hạn chế nhất định. Trong hạn chế đó, tác giả sử dụng nghiên cứu định lượng là kết quả tham chiếu với kết quả phân tích thực trạng nhằm đảm bảo tính đúng của đóng góp bằng chứng thực nghiệm mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTMNN tại BR-VT.
3.1.3. Các biến trong mô hình hồi quy 3.1.3.1. Biến phụ thuộc 3.1.3.1. Biến phụ thuộc
Trong bài nghiên cứu này, để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng, các biến phụ thuộc được tác giả sử dụng bao gồm tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM). Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) tác giả không sử dụng để đo lường khả năng sinh lời vì bài nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các chi nhánh NHTM nhà nước trên địa bàn một tỉnh, không xác định được giá trị vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): ROA đo lợi nhuận thu được trên
mỗi đồng tài sản và phản ánh ngân hàng quản lý, sử dụng đầu tư nguồn lực để thực sự tạo ra lợi nhuận như thế nào. ROA là một thước đo hiệu suất hoạt động với lý do rằng nó trực tiếp liên quan đến lợi nhuận của các ngân hàng (Kosmidou, 2006). Nói chung, một tỷ lệ cao hơn cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản và thực hiện quản lý tốt hơn trong khi một tỷ lệ thấp hơn có nghĩa là sử dụng không hiệu quả tài sản.
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM): NIM phản ánh các chi phí hoạt động tín
dụng trung gian và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Tỷ lệ NIM cao cho thấy lợi nhuận ngân hàng cao và hoạt động ngân hàng duy trì ổn định hơn (Khrawish, 2011). Tuy nhiên, một ngân hàng cạnh tranh cần thúc đẩy hiệu quả kinh tế bằng cách giảm chi phí vốn cho hoạt động kinh doanh sản xuất và đầu tư. NIM cao khiến các định chế tài chính khi hạ lãi suất huy động sẽ khó huy động tiền gửi tiết kiệm vào các ngân hàng và kết quả khiến lãi suất cho vay cao làm giảm đầu tư cơ hội cho cả ngân hàng và khách hàng vay (Fungáčová và Poghosyan, 2011).
3.1.3.2. Các biến độc lập
2.1.3.2.1. Nhóm biến độc lập bên trong ngân hàng
Quy mô tài sản ngân hàng (Log of total assets - LTA): tác giả sử dụng logarithm tự nhiên của tổng tài sản để đo biến này. Đo lường này được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu thực nghiệm (Goddard và cộng sự, 2004a, b, Athanasoglou và
cộng sự, 2008, Dietrich và Wanzenried, 2011). Một số nghiên cứu cho rằng các ngân hàng với quy mô lớn hơn có thể giảm chi phí từ kinh tế theo quy mô và phạm vi (B, Iannotta và cộng sự, 2007, Mercieca và cộng sự, 2007, Elsas và cộng sự, 2010). Một số khác lập luận rằng các ngân hàng nhỏ có thể đạt được tính kinh tế của quy mô bằng cách tăng quy mô của họ đến một điểm nào đó, nơi sự gia tăng về quy mô sẽ dẫn đến những bất lợi về quy mô (Berger và Humphrey 1994, Athanasoglou và cộng sự 2008), các nhà nghiên cứu này cho rằng lợi nhuận ban đầu tăng theo quy mô và sau đó giảm. Giả thuyết 1 (H1) được đưa ra để kiểm định là tồn tại tác động cùng chiều giữa quy mô tài sản ngân hàng và khả năng sinh lời.
Cấu trúc tài sản (Loans/total assets -LOAN) : tác giả sử dụng tỷ lệ tổng
dư nợ cấp tín dụng trên tổng tài sản để đo lường biến này. Cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng, đồng thời cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Nếu cho vay một cách có hiệu quả sẽ bù đắp được chi phí huy động vốn và thu được lợi nhuận. Hầu hết các tài liệu cho rằng khả năng sinh lời của ngân hàng kỳ vọng tăng khi danh mục tài sản gồm các khoản cho vay tăng so với các tài sản an toàn khác. Mặc dù chi phí nắm giữ các khoản cho vay tăng, khả năng sinh lời vẫn