Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39)

9. Kết cấu của luận văn

1.2. Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại

1.2.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

1.2.2.1 Lạm phát

Lạm phát thể hiện sự thay đổi mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Lạm phát là một yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến chi phí và thu nhập của ngân hàng (Muhammad et al., 2013). Tỷ lệ lạm phát hàng năm đo lường tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tất cả hàng hóa và dịch vụ.

Perry (1992) gợi ý rằng tác động của lạm phát đối khả năng sinh lời của ngân hàng là cùng chiều nếu tỷ lệ lạm phát được dự đoán đúng. Điều này khiến các ngân hàng có cơ hội để điều chỉnh tỷ lệ lãi suất cho phù hợp và do đó kiếm được lợi nhuận cao hơn. Theo nhà nghiên cứu Chua (2013), các nhà quản lý ngân hàng đã dự đoán lạm phát, có biện pháp phòng ngừa để khắc phục những tổn thất do lạm phát gây ra và sẽ điều chỉnh lãi suất cho phù hợp để doanh thu tăng nhiều hơn so với chi phí của nó.

Lạm phát và khả năng sinh lời của ngân hàng có thể xảy ra mối quan hệ ngược chiều khi lạm phát xảy ra trong nền kinh tế không đúng như dự đoán dẫn đến các ngân hàng không kịp thời để điều chỉnh lãi suất phù hợp. Điều này có thể gây ra những tổn thất khi ngân hàng không thể để điều chỉnh thu nhập lãi để bù đắp các chi phí phát sinh do lạm phát. Do đó, lạm phát có thể làm tăng chi phí hoạt động do đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng (Khrawish, 2011 và Boyd, Levine, và Smith, 2000). Những nhà nghiên cứu Sufian và Chong (2008), Sufian và Habibullah (2009), Kanwal và Nadeem (2013) đã xác nhận mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng và chỉ ra rằng khi lạm phát không thể dự báo trước, chi phí phát sinh sẽ tăng nhanh so với tốc độ tăng doanh thu kiếm được từ đó dẫn đến lợi nhuận thấp hơn. Ngược lại, các nghiên cứu của Naceur (2003) cho thấy mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh và lạm phát trong ngành ngân hàng Tunisia không có ý nghĩa, cho biết ngân hàng không thể kiếm được lợi nhuận trong môi trường lạm phát.

1.2.2.2. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm (RGDP) là công cụ đo lường tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và nó được điều chỉnh theo lạm phát. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế - điều kiện để nâng cao mức sống vật chất của quốc gia và thực hiện mục tiêu khác của phát triển.

Sufian và Habibullah (2009) chỉ ra rằng ngân hàng có xu hướng cho vay nhiều hơn và tỷ suất sinh lời cao hơn khi tăng trưởng kinh tế tốt và chất lượng tài sản sẽ được cải thiện. Các nghiên cứu của Almumani (2013), Almazari (2014) và Dawood (2014), cũng cho kết quả tương tự. Claeys và Vennet (2008) đã nghiên cứu các nước châu Âu và thấy rằng ở các nước Tây Âu tăng trưởng kinh tế cao hơn dẫn tới thu nhập thuần cao hơn, trong khi đó mối quan hệ này không có ý nghĩa ở các nước Trung Đông Âu.

Tuy nhiên, Sufian (2009) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng lợi nhuận ngân hàng ở Malaysia và nhận thấy tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Vì nền kinh tế phát triển và đất nước giàu có thì nhu cầu đối với các dịch vụ tài chính sẽ được tăng lên. Tuy nhiên, với một tăng trưởng kinh tế đầy biến động, thất thường khi đó nhu cầu cho các dịch vụ tài chính thấp và số lượng của các khoản nợ xấu có xu hướng tăng do các khoản nợ được dự đoán tốt nhưng do tăng trưởng kinh tế chuyển biến thất thường khiến khách hàng khó khăn không trả được nợ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu các khái niệm về ngân hàng thương mại, lợi nhuận NHTM và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM. Qua đó, tác giả cũng đã nghiên cứu và tìm hiểu thêm mô hình thực nghiệm của các tác giả trên thế giới và trong nước, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM làm cơ sở lý luận cho tác giả xem xét và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài và cơ sở dữ liệu thu thập được.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC

TẠI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

2.1. Tổng quan ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Rịa – Vũng Tàu.

Ngày 6/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đặt nền móng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày nay. Trải qua chặng đường hơn 65 năm, ngành Ngân hàng Việt Nam đã từng bước phát triển cùng đất nước, góp phần viết nên những trang sử vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cùng với sự đi lên và phát triển của toàn Ngành ngân hàng trong công cuộc đổi mới, hệ thống ngân hàng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã từng bước trưởng thành và phát triển không ngừng. Từ năm 1991 chỉ có 4 chi nhánh ngân hàng thương mại, đến nay đã có 41 chi nhánh ngân hàng thương mại với 138 phòng giao dịch trải khắp từ thành phố đến nông thôn và 7 quỹ tín dụng nhân dân cung ứng dịch vụ ngân hàng, chưa kể mạng lưới của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngân hàng chính sách xã hội. Trong hệ thống ngân hàng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các ngân hàng thương mại nhà nước luôn chiếm tỷ trọng lớn vể tổng tài sản cũng như khả năng cung ứng dịch vụ đến toàn thể người dân, lợi nhuận thu được đóng góp đáng kể vào nguồn thu thuế của địa phương và đóng góp không nhỏ vào thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong những năm qua, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thách thức do những biến động của nền kinh tế, thị trường tiền tệ và lãi suất, song với những biện pháp chỉ đạo của ban lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên, các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nỗ lực vượt khó, kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định vai trò đầu tàu trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn

Các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh đến 31/12/2016 có 08 chi nhánh và 54 phòng giao dịch.

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

2.2.1. Quy mô tài sản

Tăng trưởng tài sản của các NHTMNN từ năm 2010 - 2016 có biến động mạnh. Năm 2010, tổng tài sản của các NHTMNN tại BR-VT là 20.813 trđ, đến năm 2016, tổng tài sản là 51.085 trđ, tăng so với năm 2010 là 30.272 trđ, tỷ lệ tăng là 145,45%.

Đồ thị 2.1. Tổng tài sản của các NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT

(Nguồn: báo cáo GSTX của NHNN tỉnh BR-VT từ 2010 - 2016)

Qua đồ thị 2.1 ta thấy, tổng tài sản của các NHTMNN có xu hướng tăng trưởng. Tổng tài sản của các NHTMNN tại BR-VT chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh BR-VT trong khi số lượng các NHTMNN tại BR-VT chỉ có 8 chi nhánh/42 chi nhánh ngân hàng có mặt tại địa bàn tỉnh BR-VT. Số liệu cụ thể như sau:

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NHTMNN NHTMCP Các loại hình khác

Bảng 2.1: Tổng tài sản bình quân Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng tài sản bình quân của các NHTMNN tại BR-VT 20.813 25.884 29.560 30.336 35.739 43.632 51.085 Tổng tài sản của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh BR-VT 48.198 58.223 63.915 77.376 88.740 92.963 107.588 Tỷ trọng tổng tài sản của các NHTMNN/các NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT (%) 43,18% 44,46% 46,25% 39,21% 40,27% 46,94% 47,48%

(Nguồn: báo cáo GSTX của NHNN tỉnh BR-VT từ 2010 - 2016)

2.2.2. Cấu trúc tài sản

Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTMNN tại BR-VT trong giai đoạn 2010 – 2016 có xu hướng phát triển, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này không ổn định. Số liệu cụ thể:

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cấp tín dụng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Dư nợ tín dụng bình quân (tỷ đồng) 13.575 14.589 14.162 14.880 15.262 18.677 22.310 Tăng trưởng tín dụng (%) 12,72% 7,47% -2,93% 5,07% 2,57% 22,38% 19,45% Tăng trưởng tín dụng trên địa bàn tỉnh BR-VT (%) 19,54% 15,20% -6,74% 7,87% 15,48% 17,07% 18,31% Tăng trưởng tín dụng của ngành(%) (i) 31,86% 13,87% 6,07% 19,32% 15,57% 17,29% 18,25%

(Nguồn: báo cáo GSTX của NHNN tỉnh BR-VT từ 2010 - 2016)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMNN tại BR-VT thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014. Đến năm 2015, 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMNN tại BR-VT tăng đột biến, cao hơn cả tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT và của ngành.

- Năm 2011, tăng trưởng tín dụng của các NHTMNN tại BR-VT đạt 7,47%, thấp hơn năm 2010 là 5,25%. Tăng trưởng tín dụng của các NHTMNN tại BR-VT có cùng chiều hướng giảm với tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2011, theo đó NHNN đưa ra các quy định để hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng vào lĩnh vực bất động sản và chứng khoán trong Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 (ngành ngân hàng kiểm soát tốc độ tăng tín dụng dưới 20%). Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trong năm 2010 là 31,86%; đến năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng chỉ còn 13,87%.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMNN tại BR-VT có tăng trưởng âm trong năm 2012, đạt mức -2,93%. Sang năm 2013 và năm 2014, các giải pháp tín dụng được điều hành linh hoạt hơn theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của các NHTMNN, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Nhờ đó, cuối năm 2013, tăng trưởng tín dụng của các NHTMNN đã được cải thiện, đạt mức 5.07%, năm 2014 đạt mức 2,57%.

- Đến năm 2015, 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng trở lại, dư nợ tín dụng của khối NHTMNN trên địa bàn tỉnh BR-VT tăng trưởng 22,38% trong năm 2015, 19,45% trong năm 2016, cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thực tế các năm trước đó, cao hơn cả tốc độ tăng trưởng tín dụng của khối ngân hàng trên địa bàn tỉnh BR-VT, và ngành ngân hàng trên cả nước. Nguyên nhân chủ

dụng 30.000 tỷ đồng là gói vay hỗ trợ mua nhà dành cho người nghèo, người thu nhập thấp, được bắt đầu triển khai từ ngày 1/6/2013 đã khơi dậy nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và người dân được tiếp cận vốn với giá rẻ, đến năm 2014 và 2015 người dân mới tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ này. Cùng với việc hoàn thành nâng cấp tuyến Quốc lộ 51, cao tốc TPHCM – Long Thành đưa vào sử dụng, việc đi lại bằng ô tô từ TPHCM đến TP Vũng Tàu chỉ mất 1 giờ 30 phút, thay vì 3-4 giờ như trước đây, các nhà đầu tư đã chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại tỉnh BR-VT.

Cơ cấu tín dụng

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng của các NHTMNN tại BR-VT

Đơn vị: Tỷ đồng. Năm Ngắn hạn Trung và dài hạn Tỷ lệ dư nợ bằng ngoại tệ Tỷ lệ dư nợ bằng VNĐ Dư nợ Tỷ lệ % so với tổng dư nợ Dư nợ Tỷ lệ % so với tổng dư nợ 2010 8.942 65,87% 4.633 34,13% 4,64% 95,36% 2011 9.514 65,21% 5.076 34,79% 4,31% 95,69% 2012 9.175 64,78% 4.987 35,22% 4,59% 95,41% 2013 9.153 61,51% 5.727 38,49% 3,57% 96,43% 2014 7.867 51,55% 7.395 48,45% 2,72% 97,28% 2015 9.747 52,18% 8.931 47,82% 3,06% 96,94% 2016 11.908 53,37% 10.403 46,63% 2,93% 97,07%

(Nguồn: báo cáo GSTX của NHNN tỉnh BR-VT từ 2010 - 2016)

Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn tương đối ổn định, hiện nay tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn của các NHTMNN tại BR-VT chiếm khoảng 40,79% tổng dư nợ tín dụng trong khi nguồn vốn huy động trung dài hạn toàn NHTMNN tại BR- VT chỉ chiếm khoảng 62,89% , nên chưa tạo sức ép và rủi ro chênh lệch kỳ hạn cho các NHTMNN như đối với các NHTMCP.

Cơ cấu cho vay theo loại tiền chuyển dịch theo hướng tích cực: dư nợ cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng không đáng kể và có xu hướng giảm, góp phần giảm áp lực tỷ giá cho các NHTMNN tại BR-VT.

2.2.3. Rủi ro tín dụng:

Nợ xấu luôn được ví như “cục máu đông” có thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống ngân hàng và cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Chỉ tiêu nợ xấu được là một chỉ tiêu quan trọng để đo lường chất lượng tín dụng và nợ xấu trên tổng dư nợ của một ngân hàng phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng đó.

Xét trên toàn khối NHTMNN tại BR-VT, tỷ lệ nợ xấu giữa các năm có sự biến động trên dưới mức 3% và có xu hướng giảm. Tổng nợ xấu của các NHTMNN tại BR-VT cao nhất vào năm 2012, tổng nợ xấu lên tới 795 trđ, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 5,45%.

Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu của các NHTMNN tại BR-VT

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng nợ xấu 397 795 481 471 654 534 497 Tổng dư nợ cấp tín dụng 13.575 14.589 14.162 14.880 15.262 18.677 22.310 Tỷ lệ nợ xấu 2,93% 5,45% 3,40% 3,17% 4,29% 2,86% 2,23%

(Nguồn: báo cáo GSTX của NHNN tỉnh BR-VT từ 2010 - 2016)

Tại tỉnh BR-VT, nợ xấu đến thời điểm 31/12/2016(*)ii chủ yếu tập trung vào nợ xấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (21,15%); ngành Bán buôn và bán lẻ (16,93%); hoạt động dịch vụ khác (12,51%); bất động sản (11,37%); xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng (10,13%). Việc nợ xấu tập trung ở nhóm này cho thấy khó khăn của thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và thị trường bất động sản đã tác động mạnh đến các ngành này.

Đồ thị 2.2: Tỷ lệ nợ xấu (iii )

Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN tại BR-VT có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm của nợ xấu còn nhỏ. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN tại BR-VT cao hơn tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016.

2.2.4. Hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016, hoạt động huy động vốn của các NHTMNN tại BR-VT luôn có sự tăng trưởng khá cao (trên 10%), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm xuống từ năm 2012 đến năm 2013 và tăng trở lại trong năm 2014. Cụ thể:

Bảng 2.5 : Tổng tiền gửi khách hàng của các NHTMNN tại BR-VT

Đơn vị: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số dư tiền gửi

bình quân 17.169 21.620 25.347 27.891 32.658 41.257 47.157 Tốc độ tăng

trưởng (%) 25,52% 25,93% 17,24% 10,04% 17,09% 26,33% 14,30%

(Nguồn: báo cáo GSTX của NHNN tỉnh BR-VT từ 2010 - 2016)

Năm 2010 và 2011, huy động tiền gửi của các NHTMNN tăng trưởng mạnh. Lãi suất huy động trong giai đoạn này vẫn ở mức cao do NHNN tiếp tục thực hiện

iiiNguồn: Báo cáo GSTX của NHTM trên địa bàn tỉnh BR-VT các năm 2010- 2016 và tỷ lệ nợ xấu của hệ

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NHTMNN tại BR-VT 2.93% 5.45% 3.62% 3.17% 4.29% 2.86% 2.23% NH Việt Nam 2.09% 2.79% 3.44% 3.11% 2.94% 2.34% 2.46%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39)