9. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nhà nước
2.2.3. Rủi ro tín dụng:
Nợ xấu luôn được ví như “cục máu đông” có thể gây tắc nghẽn hoạt động của hệ thống ngân hàng và cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Chỉ tiêu nợ xấu được là một chỉ tiêu quan trọng để đo lường chất lượng tín dụng và nợ xấu trên tổng dư nợ của một ngân hàng phản ánh rủi ro tín dụng của ngân hàng đó.
Xét trên toàn khối NHTMNN tại BR-VT, tỷ lệ nợ xấu giữa các năm có sự biến động trên dưới mức 3% và có xu hướng giảm. Tổng nợ xấu của các NHTMNN tại BR-VT cao nhất vào năm 2012, tổng nợ xấu lên tới 795 trđ, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 5,45%.
Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu của các NHTMNN tại BR-VT
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng nợ xấu 397 795 481 471 654 534 497 Tổng dư nợ cấp tín dụng 13.575 14.589 14.162 14.880 15.262 18.677 22.310 Tỷ lệ nợ xấu 2,93% 5,45% 3,40% 3,17% 4,29% 2,86% 2,23%
(Nguồn: báo cáo GSTX của NHNN tỉnh BR-VT từ 2010 - 2016)
Tại tỉnh BR-VT, nợ xấu đến thời điểm 31/12/2016(*)ii chủ yếu tập trung vào nợ xấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (21,15%); ngành Bán buôn và bán lẻ (16,93%); hoạt động dịch vụ khác (12,51%); bất động sản (11,37%); xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng (10,13%). Việc nợ xấu tập trung ở nhóm này cho thấy khó khăn của thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ và thị trường bất động sản đã tác động mạnh đến các ngành này.
Đồ thị 2.2: Tỷ lệ nợ xấu (iii )
Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN tại BR-VT có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc độ giảm của nợ xấu còn nhỏ. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN tại BR-VT cao hơn tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2016.