5.3.1 Hậu quảtrong trường hợp được đăng ký
Trong trường hợp được đăng ký, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽđược bảo hộtheo pháp luật dân sự, pháp luật hình sựđối với những hành vi sử dụng bất hợp pháp của người khác nhãn hiệu giống hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký như là một hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu. Đặc biệt, đối với nhãn hiệu, trong trường hợp người dân bình thường mua phải
hàng hóa có nhãn hiệu giả, thì chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ phải chịu bất lợi, nên theo ý nghĩa đó, người vi phạm pháp luật về
vấn đề này sẽ bị xửlý nghiêm khắc, đặc biệt nếu trong vụ việc nhãn hiệu nổi tiếng ở Nhật Bản thì có thể thấy rất nhiều vụ trởthành đối tượng bị xửlý hình sự.
5.3.2 Chếđộgia hạn đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu nếu đã được đăng ký một lần thì chỉ cần sau khi đăng ký không bị vô hiệu hay không bị hủy bỏ thì sẽ được bảo hộtrong thời gian 10 năm kể từngày đăng ký, và có khảnăng gia hạn không giới hạn số lần vời thời gian gia
hạn mỗi lần là 10 năm.
5.3.3 Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng thếgiới
Chếđộ nhãn hiệu của Nhật Bản áp dụng theo nguyên tắc đăng ký, nên trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu mong muốn một sự bảo hộ tích cực vềmặt pháp lý cho nhãn hiệu của họ, thì vềnguyên tắc phải nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
78
cho Văn phòng Sáng chế của Nhật Bản. Tuy nhiên, có một ngoại lệlà đối với các nhãn hiệu nổi tiếng và được biết đến
rộng rãi kể cảkhông cần đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu, thì không chỉtrường hợp nổi tiếng và được biết đến rộng rãi tại Nhật Bản mà kể cảtrường hợp nổi tiếng và được biết đến tại nước ngoài cũng là đối tượng bảo hộ.