Tăng cường tiếp nhận nhân lực người nước ngoài

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU: “Pháp luật Quy tắc Đầu tư kinh doanh Nhật Bản” (Trang 30 - 33)

Thúc đẩy khởi nghiệp của người nước ngoài áp dụng đặc khu chiến lược quốc gia

Tại một sốchính quyền địa phương có tổ chức thực hiện “Dựán thúc đẩy việc tiếp nhận nhân lực lập nghiệp người

nước ngoài” có áp dụng trường hợp đặc biệt của Luật Nhập cảnh đối với đặc khu chiến lược quốc gia.

doanh - quản lý”, nhưng theo chếđộ hiện hành thì đểxin được tư cách lưu trú này thì có điều kiện là đảm bảo vềđịa điểm đặt cơ sởkinh doanh và có vốn đầu tư từ5 triệu Yên trở lên hoặc sử dụng từ2 nhân viên thường xuyên trở lên. Với “Dự án thúc đẩy việc tiếp nhận nhân lực lập nghiệp người nước ngoài”, người nước ngoài có ý định lập nghiệp tại các địa phương dưới đây sẽđược công nhận tư cách lưu trú “kinh doanh - quản lý” với thời gian 6 tháng như một trường hợp đặc biệt bằng cách nộp kế hoạch hoạt động lập nghiệp cho chính quyền địa phương đó và được chính quyền địa phương đó

xác nhận kế hoạch kinh doanh, mà không cần phải đáp ứng các điều kiện của tư cách lưu trú “kinh doanh - quản lý” như đã nêu ởtrên. Nhờđó, nhân lực lập nghiệp người nước ngoài có thể thực hiện các hoạt động chuẩn bịkhởi nghiệp bao

gồm cả việc đáp ứng các điều kiện nói trên trong khi vẫn đang ởtrng nước Nhật.

Về dựán thúc đẩy việc tiếp nhận nhân lực lập nghiệp người nước ngoài của các địa phương vui lòng tham khảo các trang web dưới đây:

 Tokyo: http://www.seisakukikaku.metro.tokyo.jp/invest_tokyo/japanese/invest-tokyo/fhr.html

 Fukuoka: https://www.city.fukuoka.lg.jp/keizai/r-support/business/startupviza.html

 Niigata: https://www.city.niigata.lg.jp/business/boeki/kokukei_jigyou/kokusaitokkusougyou.html  Imabari: http://www.city.imabari.ehime.jp/eigyou-s/gaikokujin

 Sendai: http://www.city.sendai.jp/kikakushien/jigyosha/kezai/jigyosho/joho/startupvisa.html

 Hiroshima: https://www.pref.hiroshima.lg.jp/site/innovation/gaikokujinsougyo.html

 Aichi: http://www.pref.aichi.jp/soshiki/kinyu/gaikokujinsogyo.html

Tham khảo

1. Tham khảo ý kiến của chuyên gia về th tục xuất nhập cảnh, lưu trú

Ở Nhật Bản, có các chuyên gia có thểtư vấn về các nghiệp vụliên quan đến xuất nhập cảnh, lưu trú nêu trên được gọi là

Chuyên gia thủ tục hành chính (Certified Administrative Procedures Specialist).

Chuyên gia thủ tục hành chính đại diện nộp đơn là người đã thực hiện việc đăng ký làm đại diện nộp đơn tại Cục

Quản lý Nhập cảnh, có tri thức về nghiệp vụquản lý xuất nhập cảnh, có thểđại diện thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú, xin gia hạn thời gian lưu trú, xin tái nhập cảnh, v.v... tại Cục Quản lý Nhập cảnh (phạm vi nghiệp vụ của Chuyên gia thủ tục hành chính rất rộng, chia thành nhiều lĩnh vực chuyên ngành, nên không phải là tất cảmọi

chuyên gia thủ tục hành chính đều đã đăng ký hoạt động này). Chuyên gia này cũng cung cấp những hướng dẫn về hồsơ

cần thiết để xin cấp phép và tư vấn về việc soạn thảo hồsơ đó, đồng thời cũng có thể lập hồsơ thay nếu cần thiết.

Đối với bản thân người nước ngoài là người xin phép và doanh nghiệp tuyển dụng người nước ngoài đó thì điều này có ưu điểm là bản thân người nước ngoài đó không cần trực tiếp đi xin và thủ tục xuất nhập cảnh cũng có thểđược tiến

hành một cách chính xác và nhanh chóng.

2. Trình tự thc hin th tục thành lập địa điểm kinh doanh tại Nht Bn và th tục xin visa, lưu trú

Dưới đây sẽnêu một ví dụchung vềtrình tự thực hiện trong trường hợp người nước ngoài đăng ký thành lập và mở cơ sởkinh doanh mới tại Nhật Bản (pháp nhân Nhật Bản hoặc chi nhánh tại Nhật Bản) và làm người đại diện của cơ sở đó, đồng thời tiến hành thủ tục xin visa và thủ tục lưu trú.

32 Trong nước Nhật Nhập cảnh bằng loại “cư trú ngắn hạn”

Điều tra, chuẩn bị để thành lập cơ sở kinh doanh (pháp nhân Nhật Bản hoặc chi nhánh tại Nhật Bản) Đăng ký thành lập, mở cơ sở kinh doanh (pháp nhân Nhật Bản hoặc chi nhánh tại Nhật Bản) hoặc chuẩn bị thành lập cơ sở kinh doanh (soạn thảo điều lệ, ...)

Xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú <Cục Quản lý Nhập cảnh> Cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú

Nếu khi được cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú, người nước ngoài đã xin cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú đó đang ở Nhật Bản với tư cách lưu trú thuộc loại cư trú ngắn hạn, thì cũng có trường hợp không thực hiện thủ tục xin cấp và cấp visa tại cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản ởnước ngoài mà có thểchuyển từtư cách lưu trú thuộc loại cư trú ngắn hạn thành tư cách lưu trú đã được công nhận tại giấy chứng nhận tư cách lưu trú ởngay trong nước Nhật.

Ở ngoài Nhật Bản

Xin cấp visa lao động <Cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản ở nước ngoài>

Cấp visa lao động <Cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản ở nước ngoài>

Trong nước Nhật Nhập cảnh vào Nhật Bản (về nguyên tắc phải nhập cảnh trong vòng 3 tháng kểtừ ngày được cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú): xuất trình hộ chiếu và visa tại cửa khẩu nhập cảnh, nộp giấy chứng nhận tư cách lưu trú, được đóng dấu cho phép nhập cảnh vào hộ chiếu, người nước ngoài lưu trú trung và dài hạn tại Nhật thì được cấp thẻ lưu trú.

※Trong < > là cơquan xin phép hoặc nộp đơn đăng ký Lưu ý: Tại sân bay Narita, sân bay Haneda, sân bay Chubu, sân bay Kansai, sân bay Shinchitose, sân bay Hiroshima và sân bay Fukuoka, cùng với việc đóng dấu cho phép nhập cảnh vào hộ chiếu, người nước ngoài lưu trú trung và dài hạn ở Nhật Bản sẽ được cấp “thẻ lưu trú” theo cho phép nhập cảnh đó. Tại các sân bay khác thì đóng dấu cho phép nhập cảnh vào hộ chiếu, sau đó người nước ngoài lưu trú trung và dài hạn sẽ được cấp “thẻ lưu trú” sau khi nộp đơn xin cấp tại cửa sổ tiếp nhận của thành phố, quận, thị trấn, thôn (về nguyên tắc, Cục Quản lý Nhập cảnh địa phương sẽ gửi theo đường bưu điện đến nơi cư trú).

3.1 Khái quát chế độ thuế thu nhập doanh nghiệp1 ca Nht Bản đối với hoạt động đầu

tư tại Nht Bn

3.1.1 Tính trung lập của chếđộ thuếđối với các loại hình đầu tư (chi nhánh hay pháp nhân bản địa)

Các pháp nhân có thực hiện hoạt động kinh tế tại Nhật Bản là đối tượng bịđánh thuế tại Nhật đối với lợi nhuận phát sinh từ những hoạt động kinh tếđó. Tuy nhiên, trong trường hợp các doanh nghiệp đa quốc gia thực hiện hoạt động kinh

tế tại Nhật Bản, một sốcơ chếđược quy định đểđảm bảo chếđộthuếkhông áp đặt nghĩa vụmột cách không công bằng

đối với loại hình đầu tư này.

Thu nhập của pháp nhân thành lập tại Nhật Bản vềnguyên tắc là đối tượng bịđánh thuế bất kểnơi phát sinh (được gọi là nước phát sinh thu nhập), ngoại trừmột sốthu nhập nhất định không phải là đối tượng chịu thuế hoặc là đối tượng

được miễn thuế. Nhưng trong trường hợp thu nhập bao gồm lợi nhuận thu được tại nước ngoài và lợi nhuận đó đã bị đánh thuế tại nước phát sinh thu nhập, các quy định vềkhấu trừthuếnước ngoài theo đó số tiền thuếđã bịđánh ởnước ngoài sẽđược khấu trừthuế tại Nhật Bản trong phạm vi nhất định đã được đưa ra để loại trừ việc đánh thuếhai lần ở nước phát sinh thu nhập và Nhật Bản.

Mặt khác, đối với chi nhánh tại Nhật Bản của pháp nhân nước ngoài, các cơ chếđểđảm bảo không phát sinh việc

đánh thuếhai lần tại Nhật Bản cũng được quy định, ví dụnhư là chỉquy định một bộ phận thu nhập của chi nhánh là đối

tượng chịu thuế. Về phạm vi thu nhập của chi nhánh tại Nhật Bản của pháp nhân nước ngoài là đối tượng chịu thuế, kể

từnăm tài chính bắt đầu từngày 1 tháng 4 năm 2016 trởđi đã có sự sửa đổi đáng kể, coi chi nhánh tại Nhật Bản và trụ

sở của pháp nhân là những pháp nhân độc lập để thực hiện việc đánh thuế. Nhờ sửa đổi này, thu nhập của chi nhánh tại Nhật Bản là đối tượng chịu thuế sẽbao gồm thu nhập thuộc về chi nhánh tại Nhật Bản đó (cơ sởthường trú) (thu nhập nhận được trong trường hợp coi chi nhánh tại Nhật Bản là một doanh nghiệp độc lập đã tách khỏi trụ sởchính) và một sốthu nhập khác. Trong khi tính toán thu nhập thuộc về chi nhánh tại Nhật Bản (cơ sởthường trú), đối với các giao dịch nội bộ giữa chi nhánh và trụ sở v.v…, lợi nhuận/lỗ của giao dịch nội bộđược ghi nhận dựa trên giảđịnh giao dịch được thực hiện theo giá giữa các doanh nghiệp độc lập. Với sựthay đổi phạm vi thu nhập là đối tượng chịu thuế của chi nhánh

tại Nhật Bản (cơ sởthường trú), quy định mới vềkhấu trừthuếnước ngoài cũng được xây dựng cho pháp nhân nước

ngoài. Khi thu nhập thuộc về chi nhánh tại Nhật Bản (cơ sởthường trú) phát sinh tại nước thứba đã bịđánh thuế tại

nước thứba đó, số tiền thuếđã bịđánh ởnước ngoài sẽđược khấu trừ vào tiền thuế tại Nhật Bản trong một phạm vi nhất

định đểtránh đánh thuếhai lần có tính quốc tế.

3.1.2 Thu tại nguồn hoặc nộp kê khai

Trong trường hợp doanh nghiệp đa quốc gia hoạt động tại Nhật Bản có một bộ phận thu nhập là đối tượng chịu thuế tại Nhật Bản, tiền thuế sẽđược tính và nộp theo thủ tục thu tại nguồn hoặc thủ tục kê khai, bằng phương pháp đã được quy định tùy theo loại hình doanh nghiệp và loại thu nhập đó.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU: “Pháp luật Quy tắc Đầu tư kinh doanh Nhật Bản” (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)