Chế độ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU: “Pháp luật Quy tắc Đầu tư kinh doanh Nhật Bản” (Trang 80 - 82)

Luật Kiểu dáng công nghiệp định nghĩa kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ là “hình dạng, trạng thái hoặc màu sắc của sản phẩm hoặc sựkết hợp các yếu tốđó, là những gì gây ra mĩ cảm thông qua thị giác”. Chếđộ bảo hộkiểu dáng

công nghiệp nếu nói rõ ra là chếđộ bảo hộ hình dáng thể hiện ra bên ngoài của sản phẩm, hay chính là hình thái, hình

dáng của sản phẩm, trạng thái thể hiện ra bên ngoài của sản phẩm.

(1) Điều kiện

a. Kiểu dáng công nghiệp tạo ra mĩ cảm giác thông qua thị giác

Ví dụ, những vật mà thông qua mắt thường khó có thể nhận ra được trạng thái, như vật dạng bột hay một đơn vị của vật dạng bột sẽkhông phải là đối tượng bảo hộ.

b. Kiểu dáng công nghiệp có khảnăng ứng dụng công nghiệp (Tính ứng dụng công nghiệp)

Phải là thiết kế của vật có thểđược sản xuất liên tục và sản xuất ởquy mô lớn thông qua quy trình sản xuất có tính công nghiệp (máy móc hoặc thủ công).

(2) Tiêu chuẩn thẩm tra

a. Có phải là kiểu dáng hoàn toàn mới chưa từng có không? (Tính mới)

Không có kiểu dáng trùng hoặc tương tự với kiểu dáng đăng ký trước thời điểm nộp đơn, tức là phải có tính mới.

b. Có thể sáng tạo ra một cách đơn giản hay không? (Độ sáng tạo)

Dù là kiểu dáng mới, nhưng những kiểu dáng được nhận định là có độ sáng tạo thấp thì cũng sẽkhông được đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

c. Có trùng hoặc tương tựmột phần kiểu dáng công nghiệp đã được nộp đơn trước hay không?

Kiểu dáng trùng hoặc tương tự với một phần của kiểu dáng công nghiệp đã được nộp đơn và đăng ký trước sẽkhông được coi là kiểu dáng được sáng tạo mới, và sẽkhông được đăng ký kiểu dáng công nghiệp, trừtrường hợp được nộp đơn bởi cùng một người,.

d. Có phải là kiểu dáng không được đăng ký kiểu dáng công nghiệp hay không? (Trường hợp không được đăng ký)

Những trường hợp được nêu dưới đây sẽkhông được đăng ký kiểu dáng công nghiệp từquan điểm lợi ích công cộng.

 Kiểu dáng có nguy cơ trái với thuần phong mỹ tục;

 Kiểu dáng có nguy cơ gây nhầm lẫn với hàng hóa liên quan đến công việc của người khác;

 Kiểu dáng chỉ cấu thành từ hình dạng không thể thiếu cho việc đảm bảo chức năng của sản phẩm. e. Trong một đơn đăng ký có thể hiện nhiều kiểu dáng hay không? (Một kiểu dáng một đơn)

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp phải nộp theo từng kiểu dáng. Ngoài ra, kể cảđăng ký nhiều sản phẩm, vẫn có trường hợp được công nhận là “Kiểu dáng bộ” nếu thỏa mãn một sốđiều kiện nhất định. f. Có nộp đơn sớm hơn người khác hay không (Nộp đơn trước)

Trong trường hợp có 2 đơn trở lên vềkiểu dáng công nghiệp trùng hoặc tương tựnhau, chỉcó đơn của người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sớm nhất mới được đăng ký (nếu cùng ngày thì có thể là một trong những đơn được nộp). Ngoài ra, nếu một người có một kiểu dáng gốc, đồng thời nộp đơn trong một thời hạn nhất định cho những kiểu dáng liên quan là các kiểu dáng tương tựnhư kiểu dáng gốc đó thì cũng có thểđược đăng ký (“Chếđộkiểu dáng liên quan”)

5.7.2 Thi hn bảo hộkiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp bắt đầu trởthành đối tượng bảo hộkể từ thời điểm được đăng ký, thời hạn có hiệu lực được bảo hộlà 20 năm kể từngày đăng ký. Tuy nhiên, trong trường hợp muốn tiếp tục đăng ký thì phải thanh toán phí đăng ký hàng năm, khác với nhãn hiệu. Ngoài ra, thông thường quyền được bảo hộ sẽ chấm dứt sau 20 năm, nhưng trong trường hợp hình dáng đó đã được biết đến rộng rãi thì vẫn có thểđược bảo hộtheo Luật Phòng chống cạnh tranh không lành mạnh như nêu sau đây (Tham khảo 1 “Xửlý nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp chưa đăng ký”) ngay cảsau khi quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã mất hiệu lực.

5.7.3 Chếđộ bảo hộriêng của Nht Bn

Luật Kiểu dáng công nghiệp Nhật Bản quy định chếđộ bảo hộriêng của Nhật Bản tại thời điểm bảo hộ, một số hoạt

động bảo hộ cụ thểđiển hình cho chếđộđó được giới thiệu sau đây:

(1) Chếđộkiểu dáng liên quan

Luật Kiểu dáng công nghiệp tùy theo trạng thái được bảo hộmà bảo hộkhông chỉ bản thân kiểu dáng được đăng ký mà còn bảo hộ cả những kiểu dáng tương tự với kiểu dáng được đăng ký đó mà đã nộp đơn trong một thời hạn nhất định. Mặc dù vậy, trong trường hợp thấy cần thiết phải xác nhận trước về phạm vi tương tự, thì có thểđăng ký kiểu dáng tương tự.

(2) Kiểu dáng bộ

Luật Kiểu dáng công nghiệp của Nhật Bản liên quan đến việc đăng ký thì thông thường áp dụng nguyên tắc nộp đơn và đăng ký cho từng kiểu dáng từng sản phẩm, tuy nhiên có một số ngoại lệđối với sản phẩm theo tập quán luôn được bán thành bộnhư bộdao, dĩa và thìa thì có chếđộcho phép đăng ký bằng một đơn đối với bộ sản phẩm với tư cách là kiểu dáng bộ, ưu điểm là tiết kiệm chi phí khi sử dụng chếđộ này.

(3) Chếđộkiểu dáng bí mật

Trong trường hợp kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký, vềnguyên tắc kiểu dáng đã được đăng ký sẽđược công bố bằng cách đăng tải trên công báo vềkiểu dáng công nghiệp, nhưng cũng có chếđộcho phép giữbí mật kiểu dáng đã được đăng ký trong một thời hạn nhất định nếu có yêu cầu. Đó gọi là chếđộkiểu dáng bí mật. Do kiểu dáng công nghiệp bị chi phối sâu sắc bởi xu hướng, hoặc cũng có những sản phẩm mà thời gian thịnh hành kết thúc rất nhanh, nên đây là chếđộ nhằm giữbí mật những kiểu dáng đã được đăng ký trong một thời hạn nhất định để bảo vệ chủ sở hữu kiểu dáng. Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu khởi kiện với tư cách là bên có quyền và lợi ích bịxâm hại thì sẽcó một số hạn chế nhất định.

(4) Bảo hộkiểu dáng bộ phận

Trước đây, kiểu dáng công nghiệp có đối tượng bảo hộ là toàn bộ sản phẩm, nên có khuyết điểm là khi người khác sao chép chỉmột bộ phận thì sẽkhông được bảo hộ, do vậy, lần sửa đổi luật năm 1998 đã quy định chếđộ kiểu dáng bộ phận, theo đó công nhận đăng ký đối với trạng thái, hình dạng chỉmang tính đặc trưng về bộ phận. Nếu sử dụng chếđộmới vềđăng ký kiểu dáng bộ phận này sẽcó ưu điểm là bằng việc thực hiện đăng ký chỉ đối với bộ phận có đặc trưng, thì có thểtruy cứu trách nhiệm đối với bên thứba như là bên xâm phạm quyền nếu họ sử dụng bộ phận mang đặc trưng đó mặc dù khác nhau về tổng thể. Chếđộnày là một trong những chế độquan trọng nhất trong chếđộkiểu dáng công nghiệp của Nhật Bản.

(5) Bảo hộ thiết kếmàn hình

Theo lần sửa đổi năm 2006, đối với thiết kếmàn hình (ví dụ, thiết kếmàn hình thao tác ghi hình của máy quay DVD, thiết kếmàn hình lựa chọn người nghe điện thoại của điện thoại di động, thiết kếmàn hình lựa chọn cài đặt in của máy in ảnh), cũng sẽđược bảo hộnhư là kiểu dáng bao gồm hình dạng của bộ phận sản phẩm với một sốđiều kiện nhất định.

82

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU: “Pháp luật Quy tắc Đầu tư kinh doanh Nhật Bản” (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)