Thuếthu nhập do người đóng thuế tựtính toán mức thu nhập của năm và sốthuế phải nộp trên thu nhập đó, sau đó
chủđộng kê khai và nộp thuế, hay nói cách khách dựa trên nguyên tắc “chếđộkê khai nộp thuế”. Tuy nhiên, cùng với
đó thì đối với một sốthu nhập nhất định được áp dụng chếđộthu tại nguồn, theo đó người nộp thuế sẽtrưng thu và nộp
thuếthu nhập tại thời điểm thu nhập được chi trả. Thuếđược trưng thu tại nguồn này được gọi là thuếthu nhập tại nguồn. Việc trưng thu tại nguồn là bắt buộc cho các trường hợp thực hiện thanh toán một sốthu nhập nhất định là đối tượng chịu thuế, bất kểđó là cá nhân hay pháp nhân. Thu nhập là đối tượng áp dụng chếđộthu tại nguồn được quy định theo phân loại thu nhập và người nhận thu nhập đó.
3.4.1 Thủ tục trưng thu tại nguồn và nộp thuế
Người thực hiện việc thanh toán các thu nhập phải được trưng thu tại nguồn phải nộp sốthuếđã được trưng thu tại
nguồn chậm nhất là ngày 10 của tháng kế tiếp tháng thực hiện việc thanh toán. Tuy vậy, trong trường hợp người nộp
thuếcó địa chỉ hoặc địa điểm kinh doanh tại Nhật Bản, khi việc thanh toán được thực hiện cho người không cư trú tại Nhật Bản hoặc pháp nhân nước ngoài, thuếthu nhập tại nguồn phải được nộp chậm nhất là ngày cuối củatháng kế tiếp tháng thực hiện việc thanh toán. Vềthuếthu nhập tại nguồn đối với lương, v.v… thanh toán cho người cư trú tại Nhật Bản, giới hạn trong những cơ sởkinh doanh có quy mô nhỏ với sốngười nhận thanh toán là dưới 10 người, theo lựa
chọn của cơ sởđó, có quy định ngoại lệ về việc nộp thuếthu nhập tại nguồn một năm 2 lần, mỗi lần cho mỗi 6 tháng (đến ngày 10 tháng 7 và đến ngày 20 tháng 1).
3.4.2 Trưng thu tại nguồn đối với người cư trú (cá nhân)
Một số việc thanh toán khác dưới đây được thực hiện tại Nhật Bản cho người cư trú là đối tượng trưng thu tại nguồn:
Lãi;
Lợi tức;
Tiền lương, thưởng và các loại thù lao tương tựkhác;
Trợ cấp thôi việc;
Thù lao, phí đối với một sốchuyên gia nhất định.
3.4.3 Trưng thu tại nguồn đối với pháp nhân tại Nhật Bản
Một sốthanh toán khác dưới đây được thực hiện tại Nhật Bản cho pháp nhân Nhật Bản là đối tượng trưng thu tại
nguồn.
Lãi;
Lợi tức.
3.4.4 Trưng thu tại nguồn đối với người không cư trú, pháp nhân nước ngoài
Đối với người không cư trú hoặc pháp nhân nước ngoài, trong trường hợp thanh toán các thu nhập nhất định được
nêu tại phần (4) và (5) của mục 3.2.1 “Thu nhập phát sinh tại Nhật Bản”, khi thực hiện thanh toán tại Nhật Bản, hoặc kể
cảtrong trường hợp thực hiện thanh toán ngoài Nhật Bản mà người thanh toán có địa chỉ hoặc địa điểm kinh doanh tại Nhật Bản thì phải trưng thu tại nguồn. Trong đó, đối với một sốthu nhập nhất định được quy định theo phân loại người
không cư trú và pháp nhân nước ngoài, trong trường hợp người không cư trú hoặc pháp nhân nước ngoài là người nhận
thu nhập có cơ sởthường trú tại Nhật Bản, việc trưng thu tại nguồn sẽđược miễn với điều kiện là thu nhập đó thuộc về cơ sởthường trú đó, và người nhận thu nhập đã cho người thanh toán xem chứng thư của cơ quan thuế thể hiện rằng thu
nhập đã được tính gộp vào thu nhập kinh doanh và là đối tượng chịu thuếtheo kê khai.