Đặc điểm sử dụng các từ ngữ trực tiếp chỉ tình cảm vui trong ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn dụ ý niệm buồn vui trong ca dao của người việt (Trang 67 - 68)

8. Bố cục của luận văn

3.2.2. Đặc điểm sử dụng các từ ngữ trực tiếp chỉ tình cảm vui trong ca

STT Từ ngữ biểu thị Lượt xuất hiện Tỉ lệ %

1. Giao hoan 4 1,10 2. Mừng 130 35,91 3. Mừng thầm 1 0,28 4. Mừng vui 1 0,28 5. Hớn hở 4 1,10 6. Vui 208 57,46 7. Vui vầy 6 1,66 8. Vui vẻ 8 2,21 Tổng 362 100

3.2.2. Đặc điểm sử dụng các từ ngữ trực tiếp chỉ tình cảm vui trong ca dao của người Việt của người Việt

Các tác giả dân gian rất cân nhắc trong việc sử dụng các từ ngữ trực tiếp chỉ tình cảm vui trong ca dao của người Việt. Dù đều thuộc phạm trù tình cảm

vui nhưng mỗi từ biểu thị một ý nghĩa riêng: Vui là có một tâm trạng tích cực, thích thú của người đang gặp việc hợp nguyện vọng; mừng là có tâm trạng rất thích thú vì được như mong muốn, như cầu mong; giao hoan là cùng vui với nhau. Những từ ngữ trực tiếp chỉ tình cảm vui trong ca dao đã cho chúng ta thấy sự phong phú trong đời sống tình cảm của con người và sự đa dạng, sinh động, uyển chuyển trong cách diễn đạt tình cảm thông qua phương tiện ngôn ngữ của người Việt.

Trong tổng số 31 từ ngữ trực tiếp chỉ tình cảm buồn - vui trong ca dao của người Việt mà chúng tôi đã khảo sát, có 8 từ ngữ trực tiếp chỉ tình cảm

vui (chiếm 25,81 %) và 23 từ ngữ trực tiếp chỉ tình cảm buồn (chiếm 71,19 %). Những con số trên phải chăng đã phản ánh phần nào bức tranh ngôn ngữ của người Việt thiên nhiều về tình cảm buồn mang xu hướng tiêu cực, yếm

thế? Xét từ cái nhìn lịch sử, trong xã hội phong kiến xưa con người bị kiềm tỏa bởi rất nhiều những ràng buộc của lễ giáo, cương thường, đạo lí cứng nhắc, ngột ngạt, đời sống người nông dân xưa dưới ách áp bức của các thế lực phong kiến chuyên quyền còn gặp nhiều đắng cay, cơ cực. Bởi vậy, trải dài trong ca dao là những tiếng nói than thân đau khổ, bi ai. Tuy nhiên không thể xem ca dao Việt Nam là tiếng hát bi quan trốn đời, toàn những mất mát, đau thương mà ta cần nhìn nhận đằng sau những tiếng than thân ấy là những bài ca tươi sáng về giá trị thực của cuộc sống, về hạnh phúc của con người, là tiếng hát chống lại bất công, áp bức, ca ngợi lòng tin vào chính nghĩa, sự thủy chung, cái đẹp, cái thiện. Niềm vui trong ca dao Việt Nam còn thể hiện ở những tiếng cười hài hước chế giễu phê phán những thói hư tật xấu của con người thể hiện cái nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức, phê phán và cải tạo xã hội để vươn tới xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Dưới đây chúng tôi chỉ khảo sát trong phạm vi những từ ngữ chỉ tình cảm vui trong Kho tàng ca dao của người Việt để phần nào thấy được sự tài hoa của các tác giả dân gian và đặc biệt, qua đó, chúng ta sẽ phác họa được bức tranh ngôn ngữ về thế giới của cha ông, nói cách khác, đó là cách mà người Việt xưa tri nhận về thế giới, về tình cảm buồn - vui.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn dụ ý niệm buồn vui trong ca dao của người việt (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)