Ẩn dụ “BUỒN LÀ THIÊN NHIÊN”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn dụ ý niệm buồn vui trong ca dao của người việt (Trang 45 - 50)

8. Bố cục của luận văn

2.3.2. Ẩn dụ “BUỒN LÀ THIÊN NHIÊN”

Thiên nhiên có một vai trò rất quan trọng trong ca dao Việt Nam, nó không chỉ là phông nền cho các nhân vật xuất hiện mà nó còn là nơi để gửi gắm tâm trạng. Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du đã từng nhận định“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Dựa vào các dụ dẫn của ý niệm THIÊN NHIÊN ở miền nguồn trong ẩn dụ BUỒN LÀ THIÊN NHIÊN ta có thể nhận thấy rất rõ điều này.

Bảng 2.4: Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm THIÊN NHIÊN STT Các tương đồng ở hai miền nguồn đích Các dụ dẫn Lượt xuất hiện 1.

Buồn là sự héo úa của thực vật Héo 39 2. Ủ 4 3. Ràu 1 4. Phai 16 5. Khô 25 6. Chẳng tươi 1 7. Buồn là thực vật Cành sầu 4 8. Phận bèo 4

9. Lan huệ sầu 3

10. Buồn là động vật Tằm 16 11. Ve 10 12. Nhạn 105 13.

Buồn là hiện tượng thiên nhiên

Cơn buồn 13

14. Mưa hằng tuôn lụy 1

15. Hồ sầu 1

16. Lụy hồng tuôn rơi 1

Qua các dẫn dụ ở trên ta có thể thấy miền nguồn THIÊN NHIÊN trong ẩn dụ ý niệm BUỒN LÀ THIÊN NHIÊN khá rộng bao gồm phạm trù thực vật (sự héo úa, nhạt phai của thực vật), phạm trù động vật (tằm, chim) và phạm trù thời tiết (các hiện tượng tự nhiên).

Với ý niệm Buồn là sự héo úa của thực vật, ta có thể dễ dàng nhận thấy số lượt xuất hiện của biểu thức “héo”, “úa”, “rầu”, “ủ”, “khô” khá nhiều. Những biểu thức này thường gắn liền với các bộ phận trên cơ thể người như gan, ruột, lòng, mặt. Khi nhắc đến nỗi buồn của con người, các tác giả dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

gian đã dùng những hình ảnh của thiên nhiên như cỏ cây hoa lá… bởi lẽ xuất phát từ quan niệm của người xưa là lấy thiên nhiên làm thước đo, chuẩn mực cho cái đẹp. Trong tiềm thức của người Việt xưa, nền nông nghiệp lúa nước gắn bó với công việc đồng áng đã khiến cha ông ta phải luôn chú trọng và gắn kết với thiên nhiên. Cũng bởi lẽ đó, những hình ảnh của cỏ cây, hoa lá, tạo vật đã đi vào thi ca, làm phông nền cho những bức tranh tâm trạng của con người, đồng thời những hiện tượng tự nhiên đã được ánh xạ vào những cung bậc cảm xúc trong tình cảm buồn.

Để miêu tả nỗi buồn có vẻ không tươi, thường chỉ nỗi buồn đã bộc lộ hết ra bên ngoài (khuôn mặt, dáng điệu), các tác giả dân gian đã sử dụng biểu thức

ủ,ủ ê, kết hợp với yếu tố mặt, má. Những từ này đều có nghĩa chung là sự ủ rũ, có vẻ không tươi nhưng mỗi từ lại có một nét nghĩa riêng và người xưa đã nắm bắt được sự khác biệt đó để đưa vào từng ngữ cảnh cụ thể:

E209. Em ơi, lại đây chị dậy cái cách chê chồng Cơm ăn chẳng thổi má hồng ủ ê

H310. Hỡi chàng da trắng tóc dài Em đã chờ đợi một hai năm trời Cho nên mặt ủ chẳng tươi…

Tác giả dân cũng rất hay sử dụng hình ảnh của các loài thực vật như

hoa, lan, huệ, hồng, bèo; bộ phận của cây như cành để làm đối tượng chuyển di ý niệm buồn… Cánh bèo trôi giữa mặt nước thường nói về sự lênh đênh vô định của kiếp người; lan, huệ là hiện thân của sắc giai nhân mỏng manh, thuần khiết. Sự phai nhạt màu sắc, hay sự héo úa, tan tác của các loài này đều biểu trưng cho buồn đau, mất mát của con người.

K190. Khoan hò dô khoan

Ta chèo cất mái dô khoan

Thuyền rồng chúa ngự dô khoan mái chèo Lênh đênh duyên nổi phận bèo

L137. Lan huệ sầu ai lan huệ héo

Lan huệ sầu trồng trong héo ngoài tươi

K201. Khoanh tay ngồi tựa bên phòng

Gối nghiêng, nệm chích, lụy hồng tuôn rơi

Bên cạnh đó, có thể thấy rõ bụngdạ là nơi trú ngụ của ý chí, suy nghĩ và khả năng ghi nhớ, còn lòng, gan, ruột rộng hơn, là nơi chứa đựng cả hệ tư tưởng và xu hướng ý thức; Đó là những nơi định vị tình cảm buồn đau của con người rõ rệt nhất. Bởi vậy, những vị trí này thường đi liền với những trạng thái

khô, héo, tàn, nát, nhạt, ràu như dưa… của thực vật để thể hiện nỗi buồn sâu kín. Nghĩa gốc của từ héo là dùng cho thực vật. Khi cây thiếu nước hoặc gần chết thì lá héo. Ở xứ sở nhiệt đới như Việt Nam, hệ thực vật rất phong phú, có mặt khắp mọi nơi nên trải nghiệm những hiện tượng cây héo rất thường xuyên. Dưa cũng là món ăn quen thuộc của người Việt. Người ta muối dưa bằng nhiều thứ rau quả, phổ biến nhất là rau cải. Do trải nghiệm hàng ngày nên sự liên tưởng nỗi buồn với hiện tượng “héo”, “rầu” là điều dễ hiểu. Nếu như trạng thái

ủ, ủ ê gắn với mặt, mày để chỉ nỗi buồn được thể hiện ra bên ngoài thì những trạng thái nát, khô, héo lại chỉ nỗi buồn ở mức độ cao hơn, sâu sắc hơn tiềm tàng bên trong, không biểu hiện ra bên ngoài nhưng vô cùng đau đớn. Bởi lẽ xét từ thực tế, khi thực vật ở trạng thái khô, héo, nát, rầu như dưa là lúc chúng đang khô kiệt, héo mòn, mất đi sức sống từ bên trong nội tại của thực vật chứ không còn là sự ủ rũ ở dáng vẻ bên ngoài nữa.

B644. Bước đi gan dạ héo sầu Xa nhau luống nhớ tình nhau

G35. Gan vàng chẳng cắt mà đau

Cách em một phút ruột ràu như dưa

H310. Hỡi chàng da tắng tóc dài Em đã chờ đợi một hai năm trời Cho nên mặt ủ chẳng tươi…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

K22. Từ khi đá biết tuổi vàng

Trăm hương cũng quyết đưa ngang cành sầu

K198. Khoan khoan ơi mụ hái dâu

Đừng có ngứt đọt mà đau lòng tằm

K201. Khoanh tay ngồi tựa bên phòng

Gối nghiêng, nệm chích, lụy hồng tuôn rơi

K205. Khô héo lá gan, vàng cây đỉnh Ngự

Vơi đầy giọt lệ, đục nước song Hương

Các hiện tượng thiên nhiên như gió, mây, mưa, trăng, mùa, hồ, cũng là ý niệm thường gặp ở miền nguồn. Tuy nhiên không có hiện thượng thiên nhiên nào thuần nhất mà sự hiện diện của gió, mây, mưa, trăng hết sức đa dạng.

H96. Hay gì sãi vãi ở chùa

Một gian cửa cấm bốn mùa lạnh tanh

H236. Hồ sầu lại gượng làm tươi

Nửa mai nguyệt mỉa, huê cười không hay

K7. Biết bao nhiêu nỗi phong trần

Mưa hằng tuôn lụy mấy lần biệt li

N29. Nào hay quá giận mất khôn Khi vui đã vậy cơn buồn làm sao

Ta có thể nhận thấy, cơn sầu, cơn buồn có diễn biến trong một khoảng thời gian ngắn, như một tình cảm, cảm xúc bột phát nhất thời và sẽ kết thúc khi ngoại cảnh ngừng tác động, nhưng khi tồn tại thì rất mãnh liệt và có cường độ lớn giống như những cơn giông bão bất chợt đến rồi lại tan mau trong thoáng chốc. Ngược lại, để biểu đạt nỗi buồn kéo dài, bủa vây nhân vật trữ tình từ ngày này qua tháng khác, các tác giả dân gian lại có sự lựa chọn hiện tượng mùa để làm nên biểu thức bốn mùa lạnh tanh. Để biểu đạt nỗi buồn chia cách giữa kẻ ở người đi, giữa sự sống và cái chết biệt li vĩnh hằng, người xưa đã lựa chọn hiện tượng mưa. Không ai có thể ngăn cản những cơn mưa tuôn xối xả, bởi vậy dòng nước mắt đau đớn của ngày biệt li vĩnh hằng đã được ánh xạ qua ý niệm THIÊN NHIÊN với biểu thức mưa hằng tuôn lụy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn dụ ý niệm buồn vui trong ca dao của người việt (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)