8. Bố cục của luận văn
2.3.6. Ẩn dụ bản thể “BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA
CẢM BUỒN”
Các bộ phận cơ thể con người được sử dụng khá nhiều trong ca dao Việt. Các nguồn là bộ phận cơ thể con người trong các ẩn dụ cấu trúc của ca dao thường được quy chiếu đến đích là dáng vẻ bên ngoài hoặc trạng thái sức khoẻ, bệnh tật của con người, chúng cũng có thể quy chiếu đến đích là tính cách hoặc phẩm chất tinh thần của con người. Đặc biệt đối với ẩn dụ cấu trúc trong ca dao, người Việt thường lấy những cơ quan nội tạng như gan, bụng, dạ, lòng, ruột… làm nguồn để quy chiếu sang đích là các trạng thái tâm lý - tình cảm cụ thể của con người.
Sự tri nhận về tình cảm buồn của các tác giả dân gian dựa trên cơ sở hiện tượng sinh lí. Tình cảm buồn và cách dùng nhóm từ biểu đạt hai ý niệm tình cảm BUỒN đều được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với cơ thể và sự trải nghiệm của cơ thể con người. Không ai “nhìn thấy” các tình cảm như thế nào nhưng qua cơ thể và các bộ phận cơ thể, cùng những hành động của cơ thể các tác giả dân gian đã giúp người đọc “nhận diện” tình cảm buồn, cũng như mức độ hay sắc thái khác nhau của tình cảm. Tính “nghiệm thân” trong cơ sở tri nhận cách dùng từ biểu đạt ý niệm tình cảm buồn có thể được xem là một trong những nét đặc trưng nổi bật khi khảo sát cách tri nhận về tình cảm của người Việt xưa. Mỗi tình cảm có thể được “nhận diện” và “định vị” qua những bộ phận cơ thể khác nhau, và mỗi bộ phận cơ thể lại cũng có thể được dùng làm cơ sở tri nhận “nghiệm thân” cho cách dùng từ để “mã hóa” các ý niệm tình cảm khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 2.8. Các dụ dẫn của ẩn dụ bản thể BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA TÌNH CẢM BUỒN
STT Các tương đồng giữa hai miền
nguồn đích Các dụ dẫn
Số lần xuất hiện
1 Cơ thể người (dáng vẻ bên ngoài, các bộ phận trên cơ thể, toàn thân) Mặt 6 2 Mày 2 3 Mắt 4 4 Lòng 93 5 Dạ 44 6 Ruột 104 7 Gan 70 8 Bụng 2 9 Tâm 13 10 Chân 7 11 Tay 6 12 Thân 96 13 Mình 43 14 Tình trạng sức khỏe tâm - sinh lí Đau đớn 8 15 Quặn 8 16 Rời rã 2 17 Tái tê 2 18 Bầm 9 19 Nát 7 20 Tím 2 21 Đứt 9 22 Nhọc 11 23 Ngao ngán 5 24 Châu (chau) 3 25 Rụng rời 2
26 Những tác động, can thiệp thô bạo gây nên nỗi đau
Xé 1 27 Bào 10 28 Cắt 16 29 Châm 5 30 Thắt 15 31 Bóp 1
Để miêu tả nỗi buồn của nhân vật trữ tình đã được bộc lộ ra dáng vẻ bên ngoài, các tác giả dân gian thường sử dụng các hình ảnh của mặt, mày, mắt (nước mắt)
N174. Ngày ngày ra đứng cổng chùa
Trông sang quan họ như mua lấy sầu! Ai làm mặt ủ mày chau
Ai làm nên nỗi nhớ nhau đi tìm?
Như đã nói ở trên, bụng và dạ là nơi trú ngụ của ý chí, suy nghĩ và khả năng ghi nhớ; còn lòng, gan, ruột rộng hơn, là nơi chứa đựng cả hệ tư tưởng và xu hướng ý thức. Tình cảm của con người thường được định vị rõ nét ở những vị trí này.
N6. Nam nồm hai ngọn chưa xong
Lại thêm đông bắc cực lòng lắm thay!
N165. Ngày ngày ăn bát cơm rang
Ăn con tép mại dạ càng long đong Chim sầu cất cánh bay rông
Em nhớ nhân ngãi dốc lòng ra đi
N168. Ngày ngày nghe tiếng còi tầm Như nghe tiếng vọng từ âm phủ về Tiếng còi não ruột tái tê
Bước vào hầm mỏ như lê vào tù
Tâm hay còn được hiểu là tim, đây là bộ phận được gửi gắm những rung động, nghĩ suy mang cảm tính nhất và chân thực nhất của con người. Bởi lẽ khi vui hay buồn, khi lo âu hay nhung nhớ, giận hờn, tâm (tim) là nơi phát lộ tình cảm đầu tiên, biểu hiện qua những nhịp đập thổn thức (tâm dạ hoang mang), sự quặn đau (tâm vàng quặn đau) hay khả năng cố gắng dồn nén, che dấu cảm xúc thật, chấp nhận thực tại không mong muốn (
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đêm khuya anh nghe con nhạn kêu sương Anh buồn anh thương, anh trông anh giận Anh vơ vơ vẩn vẩn dưới ngọn đèn tàn Từ đây tâm dạ hoang mang
Không chỉ ánh xạ miền đích NỖI BUỒN lên miền nguồn CÁC BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI, qua khảo sát các dụ dẫn trong ca dao Việt Nam, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, một miền nguồn quen thuộc, được sử dụng với mật độ dày đặc trong rất nhiều biểu thức ngôn ngữ đó là TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE TÂM - SINH LÝ. Xuất phát từ cơ sở tri nhận “nghiệm thân” , khi con người ở thể trạng yếu, tâm - sinh lí bất ổn thường dẫn đến những tâm trạng tiêu cực. Do đó, đã có sự chuyển di từ ý niệm miền nguồn TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE TÂM - SINH LÝ sang miền đích NỖI BUỒN.
A45. Ai làm cách trở sâm thương
Ai làm rời rã oan tương dường này
Đau đớn là cảm giác cảm nhận được trong cơ thể khi người ta bị tổn thương thể xác hoặc bị bệnh tật. Khi buồn sẽ có sự thay đổi về sinh lý trong cơ thể và não bộ. Nhưng vì nổi buồn là ý niệm trừu tượng, khó có thể “lượng hóa” như cơn đau về thể chất. Trong y học, có thang độ đau từ 1 đến 10, nhưng không có thang độ định lượng như vậy với buồn. Đau và buồn là hai trạng thái liên quan với nhau, là kinh nghiệm cơ thể phổ quát. Chính vì vậy, buồn được ẩn dụ hóa như là sự đau đớn về thể xác.
Cơ sở tri nhận “nghiệm thân” điển hình nhất trong cách dùng nhóm từ biểu đạt tình cảm buồn của các tác giả dân gian liên quan đến hầu hết các bộ phận trong cơ thể (lòng, dạ, ruột, gan, tâm), bộ phận bên ngoài (mắt, mặt, mày, chân, tay), bên cạnh đó còn có toàn bộ cơ thể (thân, mình). Có thể hiểu
thân với nghĩa là mình, tức là thân thể. Các tác giả dân gian tri nhận thân là cái phần vật chất duy nhất của con người, là phần hữu hạn, bé nhỏ, dễ hư nát và đau đớn nhất của bất cứ ai, thân cũng là phần của vô thức, của bản năng
con người, đó là phần riêng tư nhất mà con người có thể liều, có thể bán, và
thân cũng là phần quý giá nhất, có thân mới có người, có vui sướng, có buồn đau. Ý thức về thân chính là ý thức về cái phần cá nhân riêng tư nhất, thực tại nhất của con người.
T335. Thân ai vất vả như cái thân nghèo
Kém ăn, kém mặc, kém điều khôn ngoan
T406. Thân em như trái bòng trôi
Gió đánh sóng dồi, nương tựa vào đâu Má hồng bỏ quá thiệt đời xuân xanh Em cũng liều thân về thằng bé trẻ ranh Đêm nằm sờ mó lần quanh cho nó đỡ buồn
Chữ thân còn được ý thức qua chữ mình, là cái phần riêng nhất, người ngoài không thể biết:
Đoạn sầu mình dễ thở, dễ than Sầu tôi khác thể nhang tàn đêm khuya
Buồn rầu muốn bỏ ra đi Sợ e thất hiếu lỗi khi sinh thành
Xa nhau ôm thảm chất phiền
Vui cười ngoài miệng, sầu riêng một mình.
Phiền mình Tiên lại gặp Tiên Sao bằng gỡ mối lòng phiền cho nhau