Khái niệm ca dao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn dụ ý niệm buồn vui trong ca dao của người việt (Trang 34 - 35)

8. Bố cục của luận văn

1.3.1. Khái niệm ca dao

Theo cuốn Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh chủ biên) thì: “Ca dao vốn là thuật ngữ Hán Việt, theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy…” [20].

Theo Từ điển tiếng Việt, “Ca dao là thơ ca dân gian được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là thể loại văn vần, thường làm theo thể thơ lục bát” [27; tr.132].

Vũ Ngọc Phan định nghĩa về ca dao như sau: “Ca dao là một thể thơ dân gian, có thể phân nhỏ các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao” [26].

Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững trong phong cách. Và ca dao đã thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian” [12; tr.56].

Như vật ca dao có thể hiểu là một thể loại trữ tình của văn học dân gian, về hình thức, nó là thơ có nhịp điệu, có tiết tấu.

Nội dung cơ bản của ca dao nhằm phản ánh tâm tư tình cảm, tâm hồn của con người Việt Nam. Ca dao là nguồn sữa tinh thần nuôi dưỡng trẻ thơ qua lời hát ru, là hình thức trò chuyện tâm tình của các chàng trai cô gái, là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất, là phương tiện bộc lộ nỗi buồn hay niềm vui hân hoan của người lao động trong gia đình và xã hội. Ca dao tựa hồ như tấm gương phản chiếu chân thực, rõ nét lịch sử và đời sống xã hội phong kiến cùng cuộc sống lao động, kinh nghiệm sản xuất của người nông dân xưa, qua đó, gửi gắm triết lí sống, những kinh nghiệm ứng xử tinh tế của các tác giả dân gian.

Về thi pháp, ca dao phong phú trong cách cấu tứ và xây dựng hình tượng. Thể loại được dùng nhiều trong ca dao là thể lục bát, song thất lục bát và các thể vãn, bên cạnh đó còn có thể hỗn hợp (kết hợp tự do giữa các thể loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

khác nhau). Mỗi bài ca dao thường có hai dòng thơ lục bát nên kết cấu đơn giản, ngắn gọn. Sức hấp dẫn của ca dao là ở âm điệu vừa phong phú, vừa thanh thoát và ở lời ca giàu hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nói quá... tạo ra những hình ảnh gợi cảm, mở rộng trường liên tưởng sâu xa. Nghệ thuật so sánh ví von đã tạo nên những hình ảnh truyền thống độc đáo trong ca dao:

cây đa - bến nước - con đò; trúc - mai, con cò, chiếc cầu… Trong ca dao có ba cách cấu tứ cơ bản đó là phú (phô bày, diễn tả trực tiếp), tỉ (so sánh, ví von) và hứng (trình bày bằng cách gợi cảm hứng), từ ba kiểu cấu tứ này có thể làm xuất hiện nhiều biến thể khác. Ngôn ngữ trong ca dao vừa có tính dân tộc, vừa có tính địa phương, vì vậy, nó vừa đa dạng, vừa thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ẩn dụ ý niệm buồn vui trong ca dao của người việt (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)