8. Bố cục của luận văn
2.3.5. Ẩn dụ “BUỒN LÀ MỘT THỰC THỂ”
Tình cảm nói chung và nỗi buồn nói riêng là phạm trù khá trừu tượng, không thể định hình định khối. Tuy nhiên, với sự chuyển di ý niệm từ ý niệm miền nguồn MỘT THỰC THỂ sang ý niệm miền đích BUỒN , các tác giả dân gian đã góp phần hữu hình hóa một thứ vô hình, khó nắm bắt. Điều này được thể hiện rõ nét trong bảng dụ dẫn dưới đây.
Bảng 2.7. Các tương đồng ánh xạ và dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm THỰC THỂ STT Các tương đồng giữa hai miền
nguồn đích Các dụ dẫn
Số lần xuất hiện
1
Buồn là vật thể có trọng lượng Mang nặng khối sầu 2
2 Buồn tênh 2
3
Là sợi tơ Đoạn sầu 3
4 Gỡ mối sầu 2
5
Là chất lỏng trong bình chứa Vơi 2
6 Đầy 2
7
Là công trình xây dựng Thành sầu 1
8 Hồ sầu 1
9 Là một món hàng Mua lấy sầu 2
10
Là một thực thể bị tác động (chia cắt, bỏ đi, thêm vào)
Đem sầu bỏ lại 1
11 Sầu chia đôi 1
12 Nửa sầu 7 13 Thêm phiền 5 14 Bỏ sầu 5 15 Bỏ buồn 1 16 Vương 6 17 Đong 2
Tình cảm, cảm xúc của con người có những biến chuyển vô cùng tinh vi và phong phú, mỗi rung động của trái tim có khi khẽ khàng như cánh bướm mỏng manh trước gió nhưng có khi lại vô cùng mạnh mẽ như giông tố. Không ai có thể định hình định khối định lượng tình cảm của con người nói chung và nỗi buồn nói riêng. Nếu chỉ nói “Hôm nay tôi buồn” thì sẽ thật khó để hiểu chủ thể buồn ở mức độ nào và tình cảm ấy tác động đến chủ thể ra sao. Nhưng với sự chuyển di ý niệm tài tình, khéo léo của các tác giả dân gian từ miền miền nguồn THỰC THỂ rõ ràng sang miền đích BUỒN mơ hồ trừu tượng, nỗi buồn như được hiện hữu trước mắt.
N817. Nhớ ai còn có khi gần
Nhớ chàng biết mấy muôn phần cho khuây Tơ hồng xe mấy lần dây
Đố ai gỡ mối sầu này cho ra
H310. Phòng khi qua lại chàng trông
Thời chàng mới thấu nỗi lòng nhớ thương Mối sầu là mối tơ vương
Ai mà gỡ khỏi, thiếp thương trọn đời
C7. Phải chi ngoài biển có câu
Anh ra đến đó giải đoạn sầu cho em
Nỗi buồn ở đây được tri nhận như sợi tơ đã được xe lại, kết lại với nhau không dễ gì gỡ bỏ được. Hành động gỡ mối sầu đã thể hiện sự nhớ nhung sầu muộn đang bủa vây khiến tâm trí của nhân vật trữ tình rối như tơ vò, không thể
gỡ mối sầu này ra được.
A50. Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy
Với ý niệm Buồn là chất lỏng trong bình chứa chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các thuộc tính của chất lỏng được ánh xạ như đầy, vơi, đong,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
biết nỗi buồn đang ở mức độ nào. Khi nỗi sầu đầy tức là lúc này chủ thể trữ tình đang chìm ngập trong buồn sầu, còn khi vơi là lúc chủ thể đang dần nguôi ngoai nỗi buồn trong tâm trí.
Ý niệm Buồn là vật thể có trọng lượng ta có thể nhận diện nỗi buồn qua trọng lượng riêng: khi buồn tênh là lúc nhân vật trữ tình như cảm thấy tẻ ngắt, trống rỗng trong tâm trí tương đồng với đặc điểm của miền nguồn nhẹ tênh là chỉ vật có trọng lượng rất nhỏ, gần như không đáng kể; khi mang nặng khối sầu là lúc nhân vật đang mang nỗi buồn sâu trong lòng rất lớn tương đồng với các đặc điểm của miền nguồn khối là chỉ sự vật có kích thước lớn, đặc và có trọng lượng nặng.
Trống canh khuya, trăng nhạt sao mờ Than cùng ông Nguyệt có nhà hay không? Đứng buồn tênh sao khéo nực cười
Éo le miệng thế kẻ cười người chê
A305. Anh đi mấy độ xuân rồi
Hoa đào nhuộm máu, tình đời thêm đau Anh ra mang nặng khối sầu
Xuân về chỉ để cho nhau ngậm ngùi
Bên cạnh đó, miền nguồn THỰC THỂ còn được ánh xạ qua các ý niệm như
Là công trình xây dựng, Là một món hàng, Là một thực thể bị tác động (chia cắt, bỏ đi, thêm vào). Chính sự chuyển di ý niệm này đã giúp các tác giả dân gian hữu hình hóa nỗi buồn một cách rõ nét. Nỗi buồn có thể lan tỏa mênh mông như
hồ nước, vững chãi, sừng sững như thành trì kiên cố khó có thể phá bỏ; nỗi buồn có thể bán mua như một món hàng trao tay; nỗi buồn cũng có thể là một thực thể chịu tác động từ bên ngoài như chia, cắt hay bỏ đi, thêm vào.
N174. Ngày ngày ra đứng cổng chùa
Trông sang quan họ như mua lấy sầu! Ai làm mặt ủ màu châu
K54. Khăn xanh có ví hai đầu
Nửa thương cha mẹ, nửa sầu căn duyên
A178. Ai về Giồng Dứa qua truông, Gió day bông sợi, bỏ buồn cho em
A188. Ai về ngõ ấy ai ơi
Câu sầu ta để chia đôi cho đồng
A306. Anh đi mô bỏ quạt lang châu Bỏ khan vuông tím, bỏ sầu cho em