Phương pháp xác định đặc điểm và mức độ gây hại của mối đối với rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tượng

Một phần của tài liệu Luận-án (Trang 43 - 46)

uro, Keo lai và Keo tai tượng

Tiêu chí để xác định một loài mối gây hại cho cây dựa theo ý kiến đánh giá của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã công bố. Cụ thể qua quan sát trực tiếp khi điều tra thu mẫu mối, ghi chú loài bắt đƣợc trên cây sống, phƣơng thức, vết tích xâm hại, hậu quả gây hại ...

2.3.2.2. Phương pháp xác định đặc điểm và mức độ gây hại của mối đối với rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tượng trồng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tượng

Cho đến nay chƣa có phƣơng pháp điều tra tỷ lệ và mức độ gây hại của mối ở rừng bạch đàn và keo, đề tài tham khảo phƣơng pháp điều tra cơ bản về sâu bệnh hại rừng trồng (TCVN 8927: 2012, Phạm Quang Thu, 2009) [25], [15]; phƣơng pháp điều tra, đánh giá mối hại mía (Novaretti et al., 2000) [91]; đánh giá mối hại đê (TCVN 8227:2009) [26] và kết hợp với đặc điểm riêng của mối đối với bạch đàn và keo để đƣa ra cách đánh giá mức độ bị hại và phân cấp mức độ bị hại do mối. Các bƣớc khảo sát điều tra đƣợc tiến hành nhƣ sau:

+ Chọn rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai, Keo tai tƣợng 1 năm tuổi, 2 năm tuổi, 3 năm tuổi ở các địa điểm nghiên cứu.

+ Chọn tuyến điều tra: Tại mỗi khu vực điều tra, lập các tuyến điều tra đi qua các rừng trồng 1 năm tuổi, 2 năm tuổi, 3 năm tuổi, đi qua các điểm đại diện: chân, sƣờn, đỉnh của rừng trồng bạch đàn và keo, theo đƣờng chéo góc, chữ chi hoặc song song. Trên các tuyến điều tra, lập các ô tiêu chuẩn.

+ Lập ô tiêu chuẩn: Bố trí các ô tiêu chuẩn theo phƣơng pháp ô điển hình, đảm bảo đại diện cho khu vực điều tra. Bố trí ô tiêu chuẩn dựa vào cấp tuổi (1 năm

37

tuổi, 2 năm tuổi, 3 năm tuổi), địa hình (chân, sƣờn, đỉnh). Mỗi ô có diện tích 500 m2. Số lƣợng ô tiêu chuẩn phụ thuộc vào diện tích rừng, đảm bảo diện tích cần điều tra chiếm khoảng 2% diện tích rừng trồng.

+ Chọn cây tiêu chuẩn: theo phƣơng pháp 5 điểm (Nguyễn Thế Nhã và cs., 2001) [10]. Chọn một điểm tại vị trí trung tâm của ô tiêu chuẩn rồi đánh dấu 6 cây gần đó. Từ điểm này chọn 4 điểm khác cách điểm trung tâm 20 m về các hƣớng Đông, Tây, Nam, Bắc. Tại mỗi điểm điều tra này tiếp tục chọn 6 cây. Nhƣ vậy mỗi ô tiêu chuẩn có 30 cây Bạch đàn uro, Keo lai hoặc Keo tai tƣợng. Các cây tiêu chuẩn đƣợc đeo số thứ tự từ 1 đến 30. Số lƣợng ô tiêu chuẩn ở từng địa điểm nhƣ bảng 2.2.

Bảng 2.2. Số lƣợng ô tiêu chuẩn ở các địa điểm

Loại cây Vùng Địa điểm Tuổi cây (năm) Số ô tiêu

chuẩn

Bạch đàn uro

Đông Bắc Yên Thế, Bắc Giang

1 18

2 18

3 18

Tây Bắc Cao Phong, Hòa Bình

1 18

2 18

3 18

Keo lai

Đông Bắc Phổ Yên, Thái Nguyên

1 18

2 18

3 6

Tây Bắc Cao Phong - Hòa Bình

1 12

2 12

3 12

Keo tai

tƣợng Tây Bắc Tân Lạc, Hòa Bình

1 12

2 12

3 12

Tổng 222

+ Tính tỷ lệ cây bị hại, mức độ bị hại và phân cấp mức độ bị hại cho khu vực điều tra.

38

* Tỷ lệ cây bị hại: Tỷ lệ cây bị hại là tỷ lệ phần trăm số cây bị hại trên tổng số cây điều tra và đƣợc xác định theo công thức:

P(%) = x100

N n

(2.1) Trong đó: P (%) là tỷ lệ cây bị hại

n là số cây bị hại

N là tổng số cây điều tra.

* Mức độ bị hại: Mức độ bị hại đƣợc hiểu là giá trị trung bình của các cấp độ bị hại cho từng cây trong khu vực nghiên cứu.

Chia 4 cấp độ bị hại cho từng cây, đƣợc đánh số từ 0 đến 3: Cấp 0: cây không bị hại, cây khỏe mạnh, phát triển bình thƣờng Cấp 1: cây bị mối đắp đƣờng mui, ăn vỏ cây, cây vẫn sống

Cấp 2: cây bị mối ăn vào lớp gỗ hoặc đục thành hang ở cây, cây vẫn sống Cấp 3: cây bị vàng lá hoặc héo hoặc chết với nhiều dấu hiệu mối phá hại. Kết quả mức độ bị hại của cây do mối trong khu vực điều tra đƣợc tính theo công thức: R (%) = 100 3 3 0 x Nx nivi i   (2.2) Trong đó : R là mức độ bị hại;

ni: là số cây bị hại ở mỗi cấp hại i; vi: là trị số của cấp hại thứ i; N: là tổng số cây điều tra; 3: là số cấp bị hại cao nhất.

* Phân cấp mức độ bị hại: Căn cứ mức độ bị hại của cây do mối ở từng khu vực, mức độ bị hại cho khu vực đƣợc phân cấp nhƣ sau:

Hại nhẹ có trị số R (%) < 20%

Hại vừa có trị số R (%) từ 20 đến < 35% Hại nặng có trị số R (%) từ 35 đến < 50% Hại rất nặng có trị số R (%) ≥ 50%.

39

Một phần của tài liệu Luận-án (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)