Bạch đàn uro uro
3.3.3. Chủng loại thức ăn phù hợp để nhử 3 loài mố
Thức ăn của mối là xenlulo và các sản phẩm từ xenlulo. Tùy theo từng loài và điều kiện khác nhau, mối có thể sử dụng cây sống hoặc cành cây đã chết làm thức ăn. Khi chúng ăn cây sống, chúng trở thành đối tƣợng gây hại cho cây. Nghiên cứu loại thức ăn ƣa thích của mối có ý nghĩa quan trọng để từ đó sử dụng các loại thức ăn thích hợp nhử mối tập trung, tạo thuận lợi cho biện pháp xử lý phòng chống mối. Qua khảo sát, điều tra cho thấy các loài mối M. annandalei, M. barneyi và Mi. pakistanicus ăn tất cả các phần thực vật nhƣ lá, cành, rễ cây, lớp bần của cây. Chúng ăn vật chất rất đa dạng, hầu nhƣ tất cả các tàn dƣ thực vật trên hiện trƣờng, nhƣng mức độ khai thác khác nhau, ăn tập trung ở nơi có cành keo, cỏ guột trên hiện trƣờng. Đặc biệt nhiều đoạn cành keo mối chỉ ăn phần bên trong mềm hơn, để lại phần vỏ bên ngoài. Nhiều trƣờng hợp mối ăn dang dở rồi bỏ đi. Vì vậy không nên sử dụng phƣơng pháp nhử mối để phun diệt lây nhiễm hoặc dùng bả diệt mối. Hơn nữa không thể diệt hết mối ở rừng, vì mối rất nhiều, mối cánh ở các rừng lân cận sẽ bay vào và lại hình thành tổ mối mới. Điều này rất có ý nghĩa để bố trí các biện pháp phòng mối hại rừng trồng bạch đàn và keo.
86
Căn cứ vào kết quả khảo sát, bốn loại thức ăn bã mía, vỏ keo, cỏ guột, cành lá keo phủ cỏ guột đƣợc chọn để thử nghiệm. Đó cũng là những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền.
Bốn loại thức ăn trên đƣợc đƣa vào 60 hộp nhử mối, mỗi loại 15 hộp. Sau 5 tuần, khi mối đã đến khai thác thức ăn với số lƣợng nhiều, thu toàn bộ hộp nhử, loại bỏ mối, rửa sạch đất, sấy đến khối lƣợng không đổi và cân. Việc phân tích số liệu chỉ tập trung vào các hộp có 3 loài mối hại chính (M. annandalei, M. barneyi và
Mi. pakistanicus). Do nhiều hộp nhử có cả hai hoặc ba loài mối cùng vào nên loại thức ăn phù hợp đƣợc tính chung cho 3 loài mối. Những hộp có loài mối khác vào sẽ loại đi. Kết quả tính hao hụt khối lƣợng các loại thức ăn khác nhau đƣợc trình bày ở bảng 3.14 và chi tiết ở phụ lục B10.
Kết quả trình bày ở bảng 3.14 và phụ lục B10 cho thấy tất cả 4 loại thức ăn thí nghiệm mối đều xâm nhập đến ăn, nhƣng mức độ và tốc độ khai thác thức ăn có khác nhau. Thức ăn là vỏ keo hấp dẫn 3 loài mối hại thấp nhất (chỉ đạt 73,4% số hộp có loài mối hại chính, 13,3% hộp có loài mối khác và 13,3% hộp không có mối). Trong khi đó thức ăn là bã mía hoặc cỏ guột có khả năng dẫn dụ mối rất tốt (tới 86,7% và 80,0%, một cách tƣơng ứng). Tốc độ khai thác thức ăn cũng là chỉ số biểu thị mức độ ƣa thích của mối. Phân tích thống kê cho thấy, lƣợng thức ăn bị mối khai thác nhiều nhất là bã mía (hao hụt 66,8%) và cỏ guột (hao hụt 65,6%), đều xếp nhóm 3, đến cành lá keo phủ cỏ guột (hao hụt 54,7%), xếp nhóm 2, cuối cùng là vỏ keo (chỉ hao hụt 20,7%), xếp nhóm 1, với mức ý nghĩa 0,05 (Phụ lục B35). Mức độ hao hụt thức ăn với cùng một khoảng thời gian ở bã mía hay cỏ guột gấp 3 lần so với vỏ keo (66,8% và 65,6% so với 20,7%) và hơn cành lá keo phủ cỏ guột không nhiều. Nhƣ vậy có thể xác định bã mía hay cỏ guột là thức ăn mối ƣa thích. Chúng ta có thể lựa chọn bã mía hoặc cỏ guột để hấp dẫn mối vào hố nhử, hạn chế mức độ phát tán của đàn mối kiếm ăn trên hiện trƣờng. Tuy nhiên cỏ guột không có nhiều trên hiện trƣờng, bã mía không có sẵn trên hiện trƣờng. Cành lá keo có sẵn trên hiện trƣờng với số lƣợng đủ lớn cũng là thức ăn phù hợp của mối (86,7% hộp có mối cần nhử và hao hụt 54,7%). Cỏ guột hấp dẫn mối hơn sẽ có tác dụng lôi cuốn mối đến
87
nhanh để tránh vào cây. Vì vậy để đảm bảo hấp dẫn mối nhanh và dễ dàng thu với khối lƣợng lớn, cành lá keo phủ cỏ guột đƣợc chọn cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo, trong đó có cả nghiên cứu biện pháp phòng mối.
Bảng 3.14. Mức độ mối Macrotermes annandalei, Macrotermes barneyi và
Microtermes pakistanicus khai thác các loại thức ăn
TT Loại thức ăn Tổng số hộp Hộp có mối Hộp không mối
3 loài nghiên cứu Loài khác
Số lƣợng Tỷ lệ % Hao hụt khối lƣợng (%) Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Bã mía 15 13 86,7 66,8±15,6c 0 0 2 13,3 2 Vỏ keo 15 11 73,4 20,7±4,4a 2 13,3 2 13,3 3 Cỏ guột 15 12 80,0 65,6±18,2c 2 13,3 1 6,7 4 Cành lá keo phủ cỏ guột 15 13 86,7 54,7±2,1b 0 0 2 13,3
Ghi chú: các chữ cái ở các kết quả về hao hụt khối lƣợng thể hiện các nhóm khác nhau, các chữ khác nhau a, b, c thể hiện có sự khác nhau với mức ý nghĩa 0,05.