Tỷ lệ bắt gặp các loài mối trong rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tƣợng

Một phần của tài liệu Luận-án (Trang 66 - 69)

Bạch đàn uro uro

3.1.4. Tỷ lệ bắt gặp các loài mối trong rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tƣợng

Do thời gian và mục đích nghiên cứu có giới hạn, nên để giải thích sự thay đổi cấu trúc thành phần loài mối theo tuổi cây cần có những nghiên cứu khác bổ sung.

3.1.4. Tỷ lệ bắt gặp các loài mối trong rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tƣợng tai tƣợng

Trong tự nhiên, thảm cây rừng vừa là môi trƣờng sống, vừa là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài mối. Do vậy, các thảm cây rừng bạch đàn, keo đƣợc xem xét để đánh giá khả năng phân bố của các loài mối sống trong đất. Kiểu rừng trồng có thành phần loài thực vật đơn điệu, chỉ bao gồm một số loài cây nhất định, có ý nghĩa kinh tế, đƣợc con ngƣời gây trồng và chăm sóc. Rừng trồng các loài cây khác nhau ở những địa điểm khác nhau có thể có những ảnh hƣởng khác nhau đến thành phần loài mối và tỷ lệ bắt gặp các loài mối.

Tỷ lệ bắt gặp của một loài mối đƣợc xác định theo công thức:

I = (A/B) x 100 (3.1)

Trong đó: I là tỷ lệ bắt gặp;

A là số mẫu có loài mối nghiên cứu; B là tổng số mẫu mối trong khu vực khảo sát.

Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ bắt gặp của các loài mối trong rừng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tƣợng đƣợc tổng hợp trong bảng 3.4.

Kết quả trình bày ở bảng 3.4 cho thấy trong rừng trồng bạch đàn, loài

Microtermes pakistanicus, Macrotermes barneyi có tỷ lệ bắt gặp cao nhất, đạt 31% và 27,6%, một cách tƣơng ứng. Ở rừng Keo lai, loài Microtermes pakistanicus gặp thƣờng xuyên hơn (chiếm 26,4%), tiếp đến là loài Macrotermes annandalei, chiếm 15,0% và loài Odontotermes yunnanensis đạt 12,1%. Trong rừng Keo tai tƣợng, tỷ lệ bắt gặp loài Microtermes pakistanicus cao nhất (chiếm 25,0%), rồi tiếp đến loài

60

Có 3 loài chung cho cả rừng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tƣợng, đó là

Macrotermes annandalei, Macrotermes barneyiMicrotermes pakistanicus, chiếm 15,8%. Ngoài ra, có 7 loài (Hypotermes makhamensis, Hypotermes obscuricep, Hypotermes sumatrensis, Odontotermes yunnanensis, Macrotermes malaccensis, Macrotermes maesodensisSchedorhinotermes javanicus) chung cho 2 loại rừng, chiếm 36,8%.

Có 8 loài (chiếm 42,1%) chỉ gặp ở 1 loại rừng. Đó là loài Odontotermes angustignathus, Odontotermes hainanensis, Macrotermes chaiglomi, Pericapritermes latignathus, Pericapritermes semarangi, Discuspiditermes garthwaitei, Coptotermes formosanus Reticulitermes assamensis. Rừng Keo lai có số lƣợng loài riêng nhiều nhất (có 5 loài, chiếm 26,3%). Rừng Bạch đàn uro chỉ có 2 loài riêng và rừng Keo tai tƣợng có 1 loài riêng. Sự thay đổi thành phần loài mối, số lƣợng loài và tỷ lệ bắt gặp của chúng trong các lập địa rừng khác nhau không chỉ do yếu tố thức ăn, mà điều quan trọng hơn là do ở những vùng địa lý khác nhau cùng với sự thay đổi thảm thực vật dẫn đến các đặc điểm sinh thái khác nhau nhƣ nhiệt độ, độ ẩm, độ mùn và đặc tính lý hóa của đất…

Kết quả ở bảng 3.4 còn cho thấy số lƣợng loài mối trong rừng Keo tai tƣợng (8 loài) tƣơng đƣơng rừng Bạch đàn uro (9 loài) và hai rừng này có số loài ít hơn rừng Keo lai (16 loài). Tuy nhiên thành phần loài cây đƣợc nghiên cứu không đồng đều ở các địa điểm, ở 1 địa điểm có thể chỉ trồng 1 loài cây. Ví dụ ở Bắc Giang chỉ toàn rừng Bạch đàn uro, ở Thái Nguyên, Tam Thanh chỉ trồng Keo lai. Riêng ở Hòa Bình có cả rừng Bạch đàn uro, Keo tai tƣợng. Nếu chia theo 2 nhóm là bạch đàn và keo thì rừng keo (gồm cả Keo lai và Keo tai tƣợng) có thành phần loài mối phong phú hơn (17 loài) so với rừng bạch đàn (9 loài). Điều này có thể do cây bạch đàn thƣờng hút nƣớc rất mạnh nếu trồng nhiều luân kì bạch đàn liên tiếp thƣờng làm cho đất bị khô. Cây keo có khả năng cải tạo đất, rễ cây có những nốt sần có khả năng cố định đạm cho đất. Vì vậy thành phần loài cây trồng có ảnh hƣởng đến thành phần loài mối sống trong đất.

61

Bảng 3.4. Tỷ lệ bắt gặp các loài mối ở rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tƣợng

TT

Tên loài

Bạch đàn Keo lai Keo tai tƣợng

Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Hypotermes makhamensis 5 3,6 4 7,7 2 Hypotermes obscuricep 4 2,9 1 1,9 3 Hypotermes sumatrensis 6 10,3 10 7,1 4 Odontotermes angustignathus 2 1,4 5 Odontotermes hainanensis 4 2,9 6 Odontotermes yunnanensis 17 12,1 12 23,1 7 Macrotermes malaccensis 2 3,4 3 2,1 8 Macrotermes maesodensis 7 12,1 12 8,6 9 Macrotermes chaiglomi 5 9,6 10 Macrotermes annandalei 3 5,2 21 15,0 10 19,2 11 Macrotermes barneyi 16 27,6 15 10,7 6 11,5 12 Microtermes pakistanicus 18 31,0 37 26,4 13 25,0 13 Pericapritermes latignathus 2 1,4 14 Pericapritermes semarangi 2 3,4 15 Discuspiditermes garthwaitei 1 0,7 16 Coptotermes formosanus 2 3,4 17 Schedorhinotermes javanicus 2 3,4 2 1,4 18 Schedorhinotermes medioobscurus 2 1,4 1 1,9 19 Reticulitermes assamensis 3 2,1 Tổng số mẫu 58 100 140 100 52 100 Tổng số loài 9 16 8

62

Loài Mi. pakistanicus phổ biến nhất ở rừng trồng cả 3 loài cây. Loài M. barneyi phổ biến ở rừng Bạch đàn uro. M. annandalei phổ biến ở rừng Keo lai và Keo tai tƣợng. O. yunnanensis phổ biến ở rừng Keo tai tƣợng. Đối với côn trùng xã hội, tính phổ biến hay mức độ xuất hiện thƣờng xuyên là một tiêu chí để xác định các loài gây hại chính cho rừng bạch đàn, keo.

Một phần của tài liệu Luận-án (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)