Kết quả áp dụng biện pháp lâm sinh phòng mối ở rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai, Keo tai tượng năm

Một phần của tài liệu Luận-án (Trang 108 - 109)

Bạch đàn uro uro

3.4.2.1. Kết quả áp dụng biện pháp lâm sinh phòng mối ở rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai, Keo tai tượng năm

uro, Keo lai, Keo tai tượng năm 2010

Kết quả phòng mối hại Bạch đàn uro, Keo lai, Keo tai tƣợng bằng biện pháp lâm sinh sau 12 tháng đƣợc trình bày ở hình 3.25.

Hình 3.25. Hiệu quả phòng mối hại Bạch đàn uro, Keo lai, Keo tai tƣợng của các biện pháp lâm sinh sau 12 tháng

Kết quả ở hình 3.25 cho thấy khi áp dụng biện pháp vệ sinh cho hiệu quả phòng mối thấp (chỉ giảm tỷ lệ cây bị mối nhiều nhất đến 30%). Thu dọn thực bì xung quanh gốc cây sẽ hạn chế mối từ thực bì bắc cầu vào hại cây, nhƣng lại làm Hiệu quả phòng mối (%)

102

mất nguồn thức ăn của mối, do đó mối xâm nhập vào cây lấy thức ăn thay thế. Rừng Bạch đàn uro và Keo tai tƣợng tại Hòa Bình áp dụng biện pháp vệ sinh cho hiệu quả phòng mối cao hơn so với các địa điểm còn lại (giảm tỷ lệ cây bị mối 30% so với khoảng 10%). Hiệu quả phòng mối của biện pháp vệ sinh có sự sai khác giữa các tỉnh, các loài cây là do mật độ mối, mức độ hại của mối khác nhau.

Biện pháp đào hố nhử cung cấp thức ăn cho mối cho thấy hiệu quả phòng mối tƣơng đối tốt (giảm tỷ lệ cây bị mối 47,4 - 64,7%). Hiệu quả phòng mối của biện pháp đào hố nhử cung cấp thức ăn tƣơng đối ổn định ở các tỉnh, các loài cây. Có một chút biến động giữa các ô thí nghiệm (thể hiện ở hình 3.25).

Trong việc phòng chống mối hại cây lâm nghiệp, không thể và không nên loại bỏ chúng hoàn toàn khỏi nơi canh tác mà cố gắng điều chuyển chúng bằng cách “xua đuổi chỗ này lôi cuốn chỗ kia” (nguyên tắc Push and Pull) để giảm nhẹ nguy cơ gây hại của chúng.

Biện pháp cung cấp thức ăn cho mối chính là một phần nửa của nguyên tắc này (phần lôi cuốn mối), hƣớng dẫn mối đến hố thức ăn tránh vào cây, đã làm giảm tỷ lệ cây bị mối khoảng 50%. Biện pháp này đơn giản, dễ thực hiện, vừa phòng mối lại giúp trả lại mùn cho đất góp phần quản lý rừng bền vững. Đây là tiêu chí mà Việt Nam và thế giới đang hƣớng tới.

Biện pháp xử lý thuốc hóa học hoặc sinh học xung quanh gốc cây chính là một phần nửa còn lại của nguyên tắc này (phần xua đuổi mối). Vậy cần xem xét hiệu quả phòng chống mối bằng biện pháp hóa học hoặc sinh học.

Một phần của tài liệu Luận-án (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)