BẠCH ĐÀN URO, KEO LAI VÀ KEO TAI TƢỢNG
3.1.1. Điều tra xác định thành phần loài mối ở rừng trồng Bạch đàn uro, Keo lai và Keo tai tƣợng lai và Keo tai tƣợng
Kết quả điều tra 62 tuyến tại 4 tỉnh nghiên cứu đã thu đƣợc 250 mẫu mối. Kết quả phân tích đã xác định đƣợc 19 loài mối thuộc 9 giống của 5 phân họ trong 2 họ Termitidae và Rhinotermitidae (Bảng 3.1). Hình ảnh 19 loài mối đƣợc thể hiện ở Phụ lục H1. Họ Termitidae có số lƣợng loài nhiều hơn (15 loài, chiếm 78,9% tổng số loài thu đƣợc), tiếp đến là họ Rhinotermitidae (4 loài chiếm 21,1%). Mặt khác, khi xét ở mức độ giống thì giống Macrotermes có số lƣợng loài nhiều nhất (5 loài, chiếm 26,3%); tiếp đến là giống Odontotermes và Hypotermes đều có 3 loài (chiếm 15,8%); giống Pericapritermes và Schedorhinotermes đều có 2 loài; 4 giống còn lại mỗi giống chỉ có 1 loài.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tỉnh Hòa Bình có số lƣợng loài nhiều nhất (12 loài, chiếm 63,2% tổng số loài đã phát hiện); thấp hơn là tỉnh Phú Thọ (có 10 loài, chiếm 52,6%) rồi đến Thái Nguyên 7 loài (chiếm 36,8%) và cuối cùng là Bắc Giang 6 loài (chiếm 31,6%).
Nhân tố quyết định cấu trúc thành phần loài mối trong các khu vực địa lý là do nhiều nguyên nhân, trong đó điều kiện tự nhiên có ảnh hƣởng quan trọng. Mối ở rừng trồng bao gồm các loài mối có vƣờn cấy nấm với đặc tính làm tổ luôn gắn với môi trƣờng đất. Do vậy, đặc tính lý, hóa học của đất, trong đó độ ẩm của đất có vai trò rất quan trọng quyết định sự tồn tại của mối. Điều kiện lập địa, cách làm đất ở các địa điểm khác nhau phần nào ảnh hƣởng đến thành phần loài mối.
49
Bảng 3.1. Danh sách thành phần loài mối theo khu vực nghiên cứu
TT Đơn vị phân loại Địa điểm
Họ Termitidae Bắc Giang Thái Nguyên Phú Thọ Hòa Bình Phân họ Macrotermitinae
1 Hypotermes makhamensis Ahmad, 1965 +* +*
2 Hypotermes obscuricep (Wasmann, 1902) + +*
3 Hypotermes sumatrensis Holmgren, 1913 + +
4 Odontotermes angustignathus Tsai et Chen, 1963 +
5 Odontotermes hainanensis (Light, 1924) + +
6 Odontotermes yunnanensis Tsai et Chen, 1963 + +
7 Macrotermes malaccensis (Haviland, 1898) +* +* +
8 Macrotermes maesodensis Ahmad, 1965 +* +* +*
9 Macrotermes chaiglomi Ahmad, 1965 +*
10 Macrotermes annandalei (Silvestri, 1914) + + +
11 Macrotermes barneyi Light, 1924 + + +
12 Microtermes pakistanicus Ahmad, 1955 + + +
Phân họ Termitinae
13 Pericapritermes latignathus (Holmgren, 1914) +
14 Pericapritermes semarangi Holmgren, 1913 +
15 Discuspiditermes garthwaitei (Gardner, 1944) +*
Họ Rhinotermitidae Phân họ Coptotermitinae
16 Coptotermes formosanus Shiraki, 1909 +
Phân họ Rhinotermitinae
17 Schedorhinotermes javanicus Kemner, 1934 +* +*
18 Schedorhinotermes medioobscurus (Holmgren, 1914) +*
Phân họ Heterotermitinae
19 Reticulitermes assamensis (Gardner, 1944) +*
Tổng số 6 7 10 12
50
Rừng ở Bắc Giang đất dốc, lớp đất mùn bề mặt dễ bị rửa trôi làm trơ lại phần đất sỏi đá nghèo dinh dƣỡng, khả năng giữ ẩm kém. Ở đây, bạch đàn đƣợc trồng nhiều luân kỳ liên tiếp nhau cũng làm thoái hóa đất. Ngƣời dân thƣờng thu dọn thực bì và đốt, càng làm cho đất nghèo mùn. Trong khi đó, rừng trồng Keo lai ở Thái Nguyên có lớp mùn bề mặt dầy, khả năng giữ ẩm của đất cao, cây đƣợc bón phân khi trồng, cành lá keo rụng không bị thu dọn và đốt, nên đất giàu mùn hơn, mối có nhiều loại thức ăn. Rừng Keo lai ở Phú Thọ cũng có lƣợng mùn lớn, cây đƣợc bón phân khi trồng, không đốt thực bì, mối có nhiều loại thức ăn. Rừng Bạch đàn uro và Keo tai tƣợng ở Hòa Bình nghèo dinh dƣỡng, không đƣợc bón phân khi trồng, ngƣời dân thƣờng đốt dọn thực bì, cây sinh trƣởng kém.
Đặc điểm phân bố của các loài không đồng đều. Có 5 loài, Macrotermes malaccensis, Macrotermes maesodensis, Macrotermes annandalei, Macrotermes barneyi và Microtermes pakistanicus là loài phân bố rộng (có mặt ở 3 tỉnh nghiên cứu). Trái lại, số lƣợng loài phân bố hẹp hơn (mới bắt gặp ở 1 tỉnh nghiên cứu) đạt tới 8 loài. Đó là loài Odontotermes angustignathus, Pericapritermes latignathus, Pericapritermes semarangi, Discuspiditermes garthwaitei, Coptotermes formosanus, Schedorhinotermes medioobscurus, Reticulitermes assamensis và
Macrotermes chaiglomi.
Khi đối chiếu với các kết quả điều tra đã công bố về thành phần loài mối miền Bắc Việt Nam, có thể nhận thấy số lƣợng loài mối trong rừng trồng bạch đàn và keo ít hơn so với số lƣợng loài trong các sinh cảnh khác, chỉ đạt 31,1% (19 loài so với 61 loài) (Nguyễn Đức Khảm, 1976) [7]; nhƣng tƣơng đƣơng thành phần loài mối ở rừng tếch và keo ở Tây Phi gồm 17 loài (Attignon et al., 2005) [37]và thành phần loài mối ở rừng cọ dầu ở Malaysia gồm 11 loài (Cheng et al., 2008) [46].
So sánh với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Nguyễn Đức Khảm (2007), Nguyễn Quốc Huy (2011) [5], [9], tuy kết quả nghiên cứu của chúng tôi không bổ sung loài mới cho khu hệ mối Việt Nam nhƣng đã bổ sung thêm một số loài cho tỉnh nghiên cứu, cụ thể có 5 loài ở Thái Nguyên, 1 loài ở Phú Thọ, 3 loài ở Bắc Giang và 5 loài ở Hòa Bình.
51