Bạch đàn uro uro
3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CÁC LOÀI MỐI GÂY HẠI CHÍNH RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN URO, KEO LAI VÀ KEO TAI TƢỢNG
CHÍNH RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN URO, KEO LAI VÀ KEO TAI TƢỢNG
Về lý luận và thực tiễn, rõ ràng để có đƣợc biện pháp hạn chế thiệt hại do các loài mối gây ra, cần thiết phải có hiểu biết về đặc điểm sinh học và sinh thái học của chúng. Kết quả điều tra đã ghi nhận có 3 loài mối gây hại chính (major termite pest) cho rừng trồng bạch đàn và keo. Đó là Macrotermes annandalei, Macrotermes barneyi và Microtermes pakistanicus. Cả 3 loài đều thuộc loài mối có vƣờn cấy nấm và chúng chỉ tồn tại khi vƣờn nấm trong tổ phát triển bình thƣờng. Chúng không thể tự tiêu hóa xenlulo, mà phải nhờ vƣờn nấm và các vi sinh vật cộng sinh trong ruột để giúp tiêu hóa một phần xenlulo ăn vào. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với những loài mối hại gỗ trong công trình kiến trúc (chủ yếu các loài mối không có vƣờn cấy nấm thuộc giống Coptotermes nhƣ C. formosanus, C. gestroi v.v.).
74
Một số đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học phổ biến của 3 loài mối này nhƣ hình dạng ngoài, cấu trúc tổ, thời điểm bay phân đàn... đã đƣợc trình bày trong một số tài liệu (Nguyễn Đức Khảm,1976; Nguyễn Tân Vƣơng,1997; Nguyễn Văn Quảng, 2003; Nguyễn Đức Khảm et al., 2007) [7],[19],[12], [9].Tuy vậy, một số đặc điểm liên quan đến sự tồn tại của chúng trong môi trƣờng nhƣ đặc điểm đàn mối kiếm ăn, đặc điểm mối gây hại cây trồng còn chƣa đƣợc đề cập. Thông thƣờng khi điều kiện môi trƣờng ở khu vực thay đổi sẽ ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tập tính kiếm ăn và qua đó sẽ ảnh hƣởng đến mức độ hại cây của mối. Để làm cơ sở cho nghiên cứu tiếp theo về điều kiện lập địa có ảnh hƣởng đến mức độ hại cây của 3 loài mối gây hại chính, những nét đa dạng đặc trƣng về hoạt động làm tổ, thu nhận thức ăn và tỷ lệ đẳng cấp của các loài mối này đƣợc quan tâm nghiên cứu.