Bạch đàn uro uro
3.3.1. Đặc điểm cấu trúc tổ
Đặc điểm cấu trúc tổloài Macrotermes annandalei
Cấu trúc tổ mối Macrotermes annandalei tƣơng tự nhƣ các công bố trƣớc đây của Nguyễn Đức Khảm (1976), Nguyễn Văn Quảng (2003), Nguyễn Tân Vƣơng et al. (2007) [7], [12], [20], gồm phần tổ nổi và cấu trúc bên trong với thành tổ, khoang trung tâm và đáy tổ phía dƣới khoang trung tâm. Nghiên cứu của chúng tôi quan tâm đến kích thƣớc các phần tổ nổi và khoang trung tâm trong điều kiện rừng trồng bạch đàn, keo ở miền Bắc Việt Nam, ít chịu sự tác động của con ngƣời so với vƣờn trồng cà phê, cao su, ca cao ở Tây Nguyên hoặc các sinh cảnh khác.
Bảng 3.10 trình bày kết quả khảo sát về kích thƣớc tổ mối trong quá trình nghiên cứu tại Tam Nông, Phú Thọ, Phổ Yên, Thái Nguyên và Tân Lạc, Hòa Bình.
Bảng 3.10. Kích thƣớc trung bình tổ mối Macrotermes annandalei
Bộ phận của tổ mối Chỉ số đo Giá trị trung bình (cm)
Phần tổ nổi Chiều cao 35,5 ± 6,6
Chiều rộng 46,0 ± 8,7
Khoang trung tâm Chiều cao 34,3 ± 2,5
75
Kết quả giải phẫu và khảo sát 10 tổ mối loài Macrotermes annandalei cho thấy, chiều cao của phần ụ nổi trên mặt đất đạt trung bình là 35,5 cm, chiều rộng trung bình của đáy tổ là 46,0 cm. So sánh với dẫn liệu của Nguyễn Văn Quảng (2003) [12], chúng tôi nhận thấy về chiều cao là tƣơng tự nhƣng chiều rộng nhỏ hơn
(35,5 cm so với 36,8 cm và 46,0 cm so với 76,4 cm); phần khoang trung tâm có chiều cao và chiều rộng cũng tƣơng tự (34,3 cm và 57,7 cm so với 35,7 cm và 55,8 cm). Kích thƣớc khoang trung tâm tổ mối Macrotermes annandalei nhỏ hơn so với loài Macrotermes barneyi (chiều cao 40 cm, chiều rộng khoảng 70 cm) (Nguyễn Đức Khảm, 1976) [7].
Hình 3.12. Hình dạng tổ mối Macrotermes annandalei
76
Hình 3.13. Đo đƣờng kính và chiều cao của khoang trung tâm
Hình 3.14. Hoàng cung mối Macrotermes annandalei
Mối lính Mối non Mối chúa Mối vua Mối thợ Hình 3.15. Mối vua, mối chúa, mối lính, mối thợ, mối non loài Macrotermes annandalei (Nguồn: Bùi Thị Thủy, 2011)
77
Hoàng cung (hình 3.14) là một khối đất mịn, rắn chắc giống nhƣ hình bát úp, thƣờng nằm lệch về một bên trong khoang trung tâm. Trên bề mặt và trên thành hoàng cung có các cửa ra vào, có mối lính làm nhiệm vụ canh gác. Chiều rộng của hoàng cung dao động trong khoảng 6-15cm. Trong hoàng cung có mối chúa và mối vua nằm trên nền đáy đất phẳng của hoàng cung (hình 3.15). Sống trong hoàng cung thƣờng chỉ có một vua và một chúa, nhƣng khi giải phẫu tổ, cũng bắt gặp 1 vua 2 chúa. Cũng có trƣờng hợp trong hoàng cung không có mối vua, mối chúa. Trƣờng hợp này có thể môi vua, mối chúa đã di chuyển, thay đổi tổ chính do trong quá trình tăng trƣởng, kích thƣớc của hoàng cung cũ không còn thích hợp cho mối chúa.
Đặc điểm cấu trúc tổloài Microtermes pakistanicus
Khoang tổ Hang giao thông Vƣờn nấm
Hình 3.16. Cấu trúc khoang tổ loài mối Microtermes pakistanicus
78
Loài Microtermes pakistanicus làm tổ chìm trong đất, không có dấu hiệu trên mặt đất. Tổ của chúng thƣờng nằm trên thành tổ của các loài mối khác nhƣ
Macrotermes, Odontotermes và Hypotermes. Tổ gồm rất nhiều khoang nhỏ, đƣờng kính khoang tổ chỉ 4-10cm. Các khoang tổ phân tán trong đất ở độ nông sâu khác nhau. Đƣờng kính khu vực phân bố các khoang của một tổ mối có thể tới 5m. Các khoang có vƣờn nấm nằm rải rác cạnh khoang không có vƣờn nấm. Vƣờn nấm có màu trắng đến xám đen. Vƣờn nấm và lỗ vƣờn nấm có kích thƣớc thay đổi. Dạng vƣờn nấm và kích thƣớc vƣờn nấm khác với các loài thuộc Macrotermes, Odontotermes và Hypotermes. Các khoang tổ đƣợc nối với khu vực trung tâm bằng một hang giao thông chính. Trong các khoang tổ vào thời điểm tháng 5 có khoảng 30% khoang tổ có vƣờn nấm, 70% khoang không có vƣờn nấm. Các khoang có vƣờn nấm nằm rải rác cạnh khoang không có vƣờn nấm. Hang giao thông của loài này rất nhỏ chỉ vài milimet. Bên dƣới khu vực khoang tổ, còn có nhiều đƣờng rất nhỏ đi sâu xuống phía dƣới (hình 3.16).