Ở Việt Nam, chƣa có công trình khoa học nghiên cứu đầy đủ về mối hại bạch đàn và keo, nên việc phòng trừ mối còn theo kinh nghiệm. Có khuyến cáo giải pháp phòng trừ bằng cách vệ sinh rừng trƣớc khi trồng, bố trí hố nhử, dùng thuốc trừ sâu đổ vào hố, sử dụng thuốc Thiodan 35% rắc lên vị trí có mối sẽ hạn chế đƣợc mối phá hại trong vòng 6 - 9 tháng. Khi trồng lựa chọn cây khỏe, không xén rễ [133].
Biện pháp sử dụng thuốc không chuyên hóa (thuốc trừ sâu) đổ vào hố và không có liều lƣợng sử dụng sẽ là nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng.
Mối hại cây trồng là một trong những vấn đề quan trọng đáng quan tâm ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Thật vậy, để phục vụ cho phát triển sản xuất đã có nhiều nhà côn trùng học đi sâu tìm hiểu khu hệ mối ở các sinh cảnh cây trồng khác nhau, từ cây nông nghiệp, công nghiệp đến cây lâm nghiệp. Nhiều kết quả nghiên cứu đã xác định những loài gây hại chính cho từng loại cây trồng, từng vùng địa lý, đồng thời cung cấp nhiều dẫn liệu về sinh học, sinh thái học có giá trị, làm cơ sở cho các biện pháp phòng trừ mối hại cây trồng có hiệu quả. Tuy vậy, so với đòi hỏi của thực tiễn, kết quả nghiên cứu các biện pháp phòng trừ còn nhỏ lẻ, còn theo kinh nghiệm; sử dụng nhiều thuốc hóa học. Có thể thấy việc nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp mối hại cây trồng vừa là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, vừa có giá trị khoa học để lựa chọn đƣợc biện pháp xử lý có hiệu quả và ít gây ô nhiễm môi trƣờng. Điều này mới đƣợc nhận thức gần đây và đang đƣợc nhiều chuyên gia quan tâm nghiên cứu.
30
Chƣơng 2