- Ý nghĩa thực tiễn của di truyền ngoài NST
2.Kĩ năng: Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình, phân tích kết quả thí nghiệm
3.Thái độ: Qua nội dung bài HS nhìn nhận vấn đề toàn diện, hệ thống, hình thành quan điểm biện chứng
II. Phương tiện dạy học.
GV:H 16.1, 16.2 SGK
HS:Chuẩn bị trước bài ở nhà
III. Tiến trình tổ chức dạy học.1. Ổn định lớp. 1. Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
- Giải thích kết quả thí nghiệm DT màu mắt của ruồi giấm? Bệnh mù màu và máu khó đông chỉ biểu hiện ở nam giới đúng hay sai? Vì sao?
-Trình bày đặc điểm di truyền của tính trạng do gen trên NST X và NST Y qui định? - Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính?
3. Giảng bài mới.
Nội dung Hoạt động thầy & trò
I.Di truyền theo dòng mẹ
Ví dụ:Khi lai hai thứ lúa đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận:P.♀ Xanh lục x ♂Lục nhạt- >F1100% Xanh lục
Lai nghịch: P.♀ Lục nhạt x ♂Xanh lục => F1
100% lục nhạt Giải thích:
Hai hợp tử do lai thuận và lai nghịch tạo thành đều giống nhau về nhân nhưng khác nhau về tế bào chất nhận được từ trứng của mẹ
+ Trong tế bào con lai mang chủ yếu tế bào chất của mẹ, do đó tế bào chất đã có vai trò đối với sự hình thành tính trạng của mẹ ở cơ thể lai
II. Sự di truyền của các gen trong ti thể vàlục lạp lục lạp
GV yêu cầu HS quan sát và phân tích sơ đồ lai(thuận và nghịch) và hình 16.1 SGK để giải đáp các câu hỏi sau:
- Nhân và TBC của hai hợp tử được tạo ra do lai thuận và lai nghịch giống và khác nhau như thế nào?
HS đọc thí nghiệm, quan sát hình 16.1, phân tích => trả lời:Hai hợp tử do lai thuận và lai nghịch tạo thành đều giống nhau về nhân nhưng khác nhau về TBC nhận được từ trứng của mẹ
- Vì sao con lai mang tính trạng của mẹ? HS trao đổi ý kiến => trả lời
GV nhận xét, hoàn thiện nội dung kiến thức GV giảng giải thêm:Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là DT TBC. Ví dụ: DT qua nhân gen trên Y không có alen trên X chỉ DT ở thể dị giao XY. Nếu thể dị giao xác định giống cái thì sự DT này cũng diễn ra theo dòng mẹ
+ GV giải thích kĩ hiện tượng bất thụ đực và nhấn mạnh ý nghĩa thực tiễn của hiện tượng này
• Khái niệm: Trong tế bào chất có 1 số bào quan cũng chứa gen gọi là gen ngoài NST. Bản chất của gen này cũng là ADN, có mặt trong plastmit của vi khuẩn, trong ti thể và lục lạp
• Đặc điểm của ADN ngoài NST: + Có khả năng tự nhân đôi
+ Có xảy ra đột biến và những biến đổi này có di truyền được
+ Lượng ADN ít hơn nhiều so với ADN trong nhân
1. Sự di truyền ti thể
Bộ gen ti thể (mt ADN) có cấu tạo xoắn kép, trần, mạch vòng
- Chức năng:Có 2 chức năng chủ yếu + Mã hoá nhiều thành phần của ti thể
+ Mã hoá cho 1 số prôtêin tham gia chuỗi chuyền êlectron. VD: SGK
2. Sự di truyền lục lạp
+ Bộ gen lục lạp (cp ADN) chứa các gen mã hoá rARN và nhiều tARN lục lạp
+ Mã hoá 1 số prôtêin ribôxôm của màng lục lạp cần thiết cho việc chuyền êlectron trong quá trình quang hợp. VD:SGK
III.Đặc điểmdi truyền ngoài NST:
+ Kết quả lai thuận và nghịch khác nhau,các tính trạng DT qua TBC được DT theo dòng mẹ
+ Các tính trạng DT qua TBC không tuân theo các QLDT NST vì TBC không được phân phối đều cho các TB con
+ Tính trạng do gen trong TBC qui định vẫn tồn tại khi thay thế nhân TB bằng 1 nhân có cấu trúc di truyền khác
KL: Trong DT,nhân có vai trò chính và TBC cũng có vai trò nhất định.Trong TB có 2 hệ thống DT: DT qua NST và DT ngoài NST
+ GV thông báo những phát hiện các cơ quan tử chứa ADN:Lạp thể, ti thể, các plasmit ở vi khuẩn và đưa hình vẽ về đặc điểm ADN TBC khác ADN trong nhân để HS nhận ra sự khác nhau về đặc điểm của ADN ở TBC và trong nhân
+ GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu sự khác nhau giữa ADN của TBC và ADN trong nhân + GV nói về đột biến ADN của lục lạp tạo lá đốm trắng ở cây vạn niên thanh (trầu bà)
GV: y/c HS đọc nội dung mục II.1 rồi trả lời câu hỏi: Bộ gen của ti thể có cấu trúc và chức năng ntn?
HS:n/c rồi trả lời GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức
GV:Bộ gen của lục lạp có cấu trúc ntn?
Những điểm khác nhau giữa ADN lục lạp với ADN trong nhân?
Chức năng di truyền bộ gen lục lạp? HS n/c SGK trả lời
GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức
GV:DT qua tế bào chất có đặc điểm cơ bản thế nào?
HS:n/c SGK trả lời
GV:nhận xét ->hoàn thiện nội dung kiến thức
4. Củng cố.
- GV y/c HS đọc phần tóm tắt trong khung của SGK - Giải thích kết quả của 2 phép lai sau:
P: cá chép có râu x cá giếc không râu F1: 100% cá nhưng có râu
P: cá giếc không râu x cá chép có râu F1 100% cá nhưng không râu - Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau: 1) Gen ngoài nhân có trong:
A. Plasmit B. Nhiễm sắc thể C. Tế bào chất D.Ti thể, lạp thể, plasmit 2) Phép lai nào được sự dụng trong sự di truyền qua tế bào chất?
A. Lai phân tích B. Lai thuận nghịch C. Lai khác thứ D. Lai xa 3) Khi gen trong tế bào chất bị đột biến thì:
A. Luôn di truyền qua sinh sản hữu tính B.Được phân li cùng NST trong giảm phân
C. Được tổ hợp cùng NST trong thụ tinh D. Gen đột biến phân bố không đều trong các tế bào con 4). Giống nhau giữa gen trong tế bào chất và gen trên NST là:
A. Có trong các bào quan B. Có thể bị đột biến
C. ADN mang chúng đều có dạng vòng D. Phân bố đồng đều ở giới đực và giới cái cùng loài 5). Đặc điểm của ADN ngoài nhân là:
A. Có cấu tạo xoắn kép, dạng vòng B. Có chứa gen luôn theo từng cặp alen C. Có số lượng lớn hơn ADN trong nhân D. Luôn được chứa trong NST
5. Dặn dò – bài tập về nhà.
- Chuẩn bị câu hỏi 1,2,3,4,5 và 6 SGK - Xem trước bài 17 SGK trang 69
Tiết: 17
Bài: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN I. Mục tiêu bài dạy.
Học xong bài này hs có khả năng
- Hình thành khái niệm về mức phản ứng, sự mềm dẻo về kiểu hình và ý nghĩa của chúng - Thấy được vai trò của kiểu gen và vai trò cua môi trường đối với kiểu hình
- Nêu được mối qua hệ giữa kiểu gen , môi trường trong sự hình thành tính trạng cỉa cơ thể sinh vật và ý nghĩa của mối quan hệ đó trong sản xuất và đời sống
- Hình thành năng lực khái quát hoá
II. Phương tiện dạy học.
- Hình 17 trong SGK phóng to
III. Tiến trình tổ chức dạy học.1. Ổn định lớp. 1. Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
- Đặc điểm di truyền của gen liên kết với giới tính - Tại sao có hiện tượng con sinh ra luôn giống mẹ
3. Giảng bài mới.
Nội dung Hoạt động thầy & trò
I.Con đường từ gen tới tính trạng
Gen ( ADN) → mARN →Prôtêin → tính trạng
- Qúa trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài chi phối
II.Sự tương tác giữa KG và MT * Hiện tượng:
- Ở thỏ: + Tại vị trí đầu mút cở thể ( tai, bàn chân, đuôi, mõm) có lông màu đen
+Ở những vị trí khác lông trắng muốt
* Giải thích:
- Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông màu đen
- Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin nên lông màu trắng
→ làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang màu đen
• Kết luận :
- Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của KG