Trọng tâm: Đặc điểm của hệ động, thực vật ở một số vùng địa lí IV Tiến trình tổ chức dạy học

Một phần của tài liệu giao an sinh hoc 12 nang cao theo chuan ca nam (Trang 82 - 83)

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

A/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.

B/ Kiểm tra bài cũ: 5p

Phân biệt cơ quan tương đồng với cơ quan tương tự . Nêu dí dụ minh họa ?

C/ Bài mới

NVĐ: Các hệ động, thực vật ở các vùng khác nhau trên Trái Đất có sự khác nhau không ? Sự hình thành các hệ động, thực vật ở các vùng khác nhau trên Trái Đất có liên quan lịch sử địa chất với nhau như thế nào ?

GV có thể yêu cầu HS trả lời rồi hoàn chỉnh lại để vào bài.

Các hoạt động dạy học

• Hoạt động 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ ĐỘNG, THỰC VẬT Ở MỘT SỐ VÙNG ĐỊA LÍ

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG BÀI HỌC

Cho HS đọc thông tin mục I.1 và quan sát hình 33.1 SGK

Yêu cầu HS thực hiện lệnh mục I.1

Vì sao vùng Cổ bắc và vùng Tân bắc có hệ động vật về cơ bản là giống nhau ?

Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng được giải thích như thế nào ?

I. Đặc điểm hệ động vật, thực vật ở một số vùng lục địa

1. Hệ động, thực vật vùng Cổ bắc và vùng Tân bắc Tân bắc

- Vùng Cổ bắc và vùng Tân bắc có một số loài tiêu biểu giống nhau. (SGK)

- Ngoài ra, có một số loài riêng cho mỗi vùng. (SGK)

* Sự nối liền và sau đó tách ra của 2 vùng là cơ sở để giải thích sự giống nhau và khác nhau trong hệ động, thực vật của 2 vùng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG BÀI HỌC Cho HS đọc thông tin mục I.2 và quan

sát hình 33.2 SGK

Yêu cầu HS thực hiện lệnh mục I.2

Giải thích vì sao ngày nay thú có túi chỉ có ở lục địa Úc mà không tồn tại ở các lục địa khác ?

Nhấn mạnh: Đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.

2. Hệ động, thực vật vùng lục địa Úc

- Hệ động vật ở đây khác biệt rõ rệt so với các vùng lân cận: thú bậc thấp phân bố rộng rãi.

- Hệ thực vật có đặc trung là tính địa phương cao (75%)

* Đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.

• Hoạt động 2: HỆ ĐỘNG, THỰC VẬT TRÊN CÁC ĐẢO

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG BÀI HỌC

Cho HS phân biệt đảo lục địa với đảo đại dương.

? Đặc điểm của hệ động, thực vật ở đảo đại dương và đảo đất liền ?

Cho HS đọc thông tin SGK để thực hiện lệnh mục II:

Giải thích vì sao hệ động vật ở đảo đại dương nghèo nàn hơn ở đảo lục địa ? Nhấn mạnh: Những dẫn liệu địa sinh vật học chứng tỏ mỗi loài động vật hay thực vật đã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định. Từ đó, loài ở rộng phạm vi phân bố và tiến hóa theo con đường phân li, thích nghi với điều kiện địa lí, sinh thái khác nhau. Cách li địa lí là một nhân tố thúc đẩy sự phân li. Những vùng tách riêng ra càng sớm thì càng có nhiều dạng đặc trưng và các dạng địa phương ngày càng sai khác rõ rệt với các dạng tương ứng ở các vùng lân cận.

Một phần của tài liệu giao an sinh hoc 12 nang cao theo chuan ca nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w