Đối với Ủy ban nhân nhân dân huyện Tân Lạc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 85 - 90)

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN LẠC, TỈNH HÒA BÌNH 3.1 Định hướng, mục tiêu thực hiện chính sách ưu đãi người có công vớ

3.3.3. Đối với Ủy ban nhân nhân dân huyện Tân Lạc

Tăng cường công tác truyền thông về chính sách ưu đãi người có công đến các cấp ủy, chính quyền và người dân. Lập kế hoạch và ban hành văn bản kịp thời, đáp ứng được nhu cầu trên thực tế.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan để chỉ đạo thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện.

KẾT LUẬN

Việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng có vai trò hết sức quan trọng, đảm bảo huy động và sử dụng tiết kiệm các nguồn lực trong việc duy trì và phát triển hệ thống chính sách về tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của người có công, thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và đền ơn đáp nghĩa do Đảng và Nhà nước ta đề ra.

Để góp phần hoàn thiện công tác thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc, đề tài “Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình” đã tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:

Đã hệ thống hóa những vấn đề, quy định chung của cơ chế tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND cấp huyện.

Đã phân tích và đánh giá thực trạng công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2016-2019. Chỉ ra được những kết quả và những hạn chế cũng như những vướng mắc trong các giai đoạn tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, luận văn cũng đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị với cơ quan hữu quan có liên quan.

Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài và khả năng của tác giả, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhưng hy vọng những giải pháp trên nếu được quan tâm và thực hiện thận trọng sẽ góp phần hoàn thiện đánh giá tổ chức

thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đến năm 2025.

Mặc dù tác giả đã cố gắng nhưng thời gian nghiên cứu và hiểu biết còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy, Cô để có thể hoàn thiện luận văn tốt hơn nữa./.

1. Bộ Tài chính (2018), Thông tư số 101/2018/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, Hà Nội.

2. Chính Phủ (2013), Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi NCC, Hà Nội.

3. Phan Hữu Dật (2015), Nhìn lại thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, Báo Dân trí, số 32.

4. Nguyễn Thị Bích Hồng (2018), Tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của chính quyền huyện Thanh Trì, huyện Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. James Anderon (2013), Chính sách và phát triển xã hội, NXB Lao Động.

6. Bùi Hồng Lĩnh, (2018), “Nhìn lại 3 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ LĐTB&XH, Hà Nội.

7. Trần Hữu Minh (2018), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hóa”; Luận văn Thạc sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Dương Thị Thanh Nhàn (2018), Tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban nhân dân huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế Trường Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9. Trần Thị Song (2014), “Hoàn thiện đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thái Bình”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Đại học Thương mại, Hà Nội.

10. Đỗ Thanh Tú (2017), “Hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Hoài Đức, huyện Hà Nội”. Luận văn Thạc sĩ Đại Học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

lý, thiết lập hồ sơ đối tượng Bảo trợ xã hội và đối tượng người có công với cách mạng tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Tân Lạc. 12. UBND huyện Tân Lạc (2018), Báo cáo số tổng kết 5 năm thi hành Pháp lệnh

ưu đãi người có công với cách mạng, Hòa Bình.

13. Viện ngôn ngữ học (2019), Từ điển bách khoa toàn thư tiếng việt, Hà Nội

14. Bộ LĐTB&XH (2013), Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, Hà Nội.

Kính chào Ông/Bà!

Tôi là Bùi Thị Hiếu, đang theo học Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý công tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Hiện tại tôi đang nghiên cứu luận văn thạc sỹ Quản lý công tại Trường Đại học kinh tế quốc dân với đề tài “Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình”.

Xin Ông/Bà vui lòng chia sẻ quan điểm và đánh giá của mình về thực trạng tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc. Mọi thông tin Ông/Bà cung cấp sẽ được dùng để phục vụ cho bài nghiên cứu và tuyệt đối không tiết lộ ra bên ngoài.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của Ông/Bà!

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w