Đánh giá đối với giai đoạn chỉ đạo tổ chức thực thi chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 57 - 65)

TỈNH HÒA BÌNH

2.3.2. Đánh giá đối với giai đoạn chỉ đạo tổ chức thực thi chính sách

a) Đánh giá đối với công tác truyền thông và tư vấn chính sách

Công tác truyền thông và tư vấn chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cho các đối tượng chính sách được UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình triển khai rộng khắp trên địa bàn 24 xã, thị trấn với nội dung chủ yếu là:

- Tuyên truyền chính sách của Đảng và Nhà nước trong triển khai chính sách ưu đãi người có công với cách mạng như tích cực đóng góp công sức lao động và kinh phí để thực thi chính sách;

- Cung cấp thông tin về các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn, cập nhật quy định của pháp luật nói chung và các kế hoạch thực thi chính sách nói riêng của lãnh đạo trên địa bàn để người dân nắm bắt nội dung và tinh thần của các chính sách này, từ đó giúp họ xác lập những nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn.

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, vận động, phát động thực hiện phong trào tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn huyện Tân Lạc. Công tác đầu tư phát triển kinh tế, làng nghề truyền thống, tạo việc làm cho người lao động nhằm tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn luôn được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, sự giám sát của HĐND, sự điều hành trực tiếp của UBND huyện, sự quan tâm phối hợp của các cơ quan, đoàn thể và Nhân dân được hưởng lợi; từ huyện đến cơ sở và các thôn, bản trên địa bàn huyện, sự nhiệt tình của nhân dân và Ban Chỉ đạo tại các xã, thị trấn đã tích cực tuyên truyền đến từng thôn, bản. Thực tế cho thấy nơi nào nhân dân tự nguyện đóng góp tiền, góp công để tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn.

Bảng 2.12: Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền chính sách ưu đãi người có công với cách mạng huyện Tân Lạc giai đoạn 2017- 2018

STT Hình thức tuyên truyền ĐVT 2016 2017 2018

1 Tài liệu hướng dẫn Bộ 53 60 62

2 Tờ rơi các loại Tờ 80 76 95

3 Bản tin Quyển 11 9 15

4

Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã đưa tin về tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Lần

phát 110 112 123

5 Xây dựng chuyên mục phát trên truyền hình tỉnh Hòa Bình

Chuyên

mục 5 7 8

6 Đưa bài viết trên báo Hòa Bình Bài 17 15 14

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc

Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc được cụ thể hóa ở bảng sau:

Bảng 2.13. Kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc giai đoạn 2016- 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Hình thức tuyên truyền 2016 2017 2018

1 Tài liệu hướng dẫn 200 210 220

2 Tờ rơi các loại 80 90 95

3 Bản tin 200 190 200

4

Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã đưa tin về tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

70 75 90

5 Xây dựng chuyên mục phát trên truyền hình tỉnh

Hòa Bình 250 320 350

6 Đưa bài viết trên báo Hòa Bình 280 290 320

Nguồn: UBND huyện Tân Lạc

Nguồn kinh phí cho công tác tuyên truyền về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc tăng đều qua các năm thể hiện vai trò quan trọng của công tác này. Công tác tuyên truyền, thông tin về các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng vẫn được thực hiện chủ yếu thông qua mạng lưới

chính quyền các cấp và có sự phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương. Bên cạnh đó báo chí, truyền hình luôn là những phương tiện truyền thông hữu hiệu để thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại huyện Tân Lạc.

Để đánh giá thực trạng hoạt động thông tin tuyên truyền và tư vấn chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc, tác giả tiếp tục đặt câu hỏi với 11 người được phỏng vấn như trên với nội dung: “Ông/Bà đánh giá như thế nào về công tác thông tin tuyên truyền và tư vấn chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc?(Trong đó ở cột đánh giá: 1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Trung bình; 4 = Tốt; 5 = Rất tốt)

Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.14. Thực trạng hoạt động thông tin tuyên truyền và tư vấn chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc giai đoạn 2016- 2019

STT Nội dung Đánh giá Trung

bình

1 2 3 4 5

1 Hình thức tuyên truyền chính sách phong

phú, đa dạng và hiệu quả 1 1 2 5 2 3,55

2 Nội dung tuyên truyền sâu và sát với tình

hình thực tế 2 2 2 2 5 3,18

3 Cơ quan tuyên truyền giải đáp thắc mắc

của người dân tốt 3 3 1 1 1 2,36

Nguồn: Kết quả khảo sát

Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy hoạt động thông tin tuyên truyền và tư vấn chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc được đánh giá khá tốt cả về mặt hình thức và nội dung tuyên truyền (với điểm trung bình lần lượt là 3,55 và 3,18). Trong hoạt động tuyên truyền thời gian, UBND huyện Tân Lạc nên cải thiện công tác giải đáp những thắc mắc của người dân vì theo đánh giá, công tác này vẫn thực hiện chưa tốt (với điểm trung bình là 2,36).

b) Đánh giá đối với công tác vận hành ngân sách

Trong năm 2019, kết quả huy động, kết hợp các nguồn lực cho tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng huyện Tân Lạc là 113.984.178

đồng, được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.15: Thực trạng kinh phí ngân sách tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng huyện Tân Lạc giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Các nguồn ngân sách Năm 2017 (triệu đồng)

Năm 2018 (triệu đồng)

Năm 2019 (triệu đồng)

1 Ngân sách Trung ương 31.543.246 35.162.378 49.613.071 2 Ngân sách của Tỉnh (bao gồm

kinh phí và các hỗ trợ khác) 9.390.214 12.435.547 15.267.717 3 Ngân sách của Huyện 1.230.400 2.435.000 2.946.100 4 Ngân sách nhân dân tự đóng góp 4.231,42 6.546,39 7.856, 57 5 Ngày công huy động (quy thành

tiền) 23.120,92 31.400,14 38.300,72

Nguồn: UBND huyện Tân Lạc

Bảng trên cho thấy, các nguồn ngân sách đều tăng lên qua các năm chứng tỏ sự quan tâm và hỗ trợ ngày càng sát sao của Trung ương, UBND cấp tỉnh, cấp huyện và sự ủng hộ của người dân đối với chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Để đánh giá khả năng vận hành ngân sách của UBND huyện Tân Lạc, tác giả tiến hành đặt câu hỏi với 11 người được phỏng vấn như trên với nội dung: “Ông/Bà đánh giá như thế nào về khả năng vận hành ngân sách của UBND huyện Tân Lạc để tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạngtrên địa bàn huyện?. Kết quả như sau:

Bảng 2.16: Đánh giá công tác vận hành ngân sách của UBND huyện Tân Lạc để tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện

giai đoạn 2016- 2019

STT Nội dung Đánh giá Trung

bình

1 2 3 4 5

1 Việc sử dụng ngân sách Trung ương 0 2 1 1 6 3,73

2 Việc sử dụng ngân sách của Tỉnh 2 2 1 3 2 2,82

3 Việc sử dụng ngân sách của Huyện 1 2 3 3 2 3,27

4 Việc sử dụng ngân sách nhân dân tự đóng góp 1 5 1 3 2 3,45

5 Việc sử dụng ngày công huy động 0 3 0 4 2 2,91

Nguồn: Kết quả khảo sát

Nhìn chung, đa phần các chủ thể được khảo sát đều có sự nhìn nhận và đánh giá tương đối tốt về hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí khác nhau cho tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Tân Lạc. Hiệu quả cho việc sử dụng ngân sách của Trung ương được đánh giá cao nhất (với điểm trung bình là 3,73) trong khi hiệu quả sử dụng ngân sách của tỉnh lại được đánh giá không cao (với điểm trung bình thấp nhất là 2,81). Do vậy, trong thời gian tới, UBND huyện Tân Lạc cần rà soát và điều chỉnh lại cách thức vận hành ngân sách đối với nguồn ngân sách của tỉnh.

c) Đánh giá đối với sự phối hợp của các bên có liên quan

UBND huyện Tân Lạc song song với việc ban hành các văn bản chỉ đạo thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cũng nhanh chóng huy động nguồn lực của nhiều thành phần trong xã hội, trong đó phải kể đến sự tham gia đông đảo và nhiệt tình của Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Những lực lượng này đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc. Huy động toàn lực của cả hệ thống chính trị, nhân sự của huyện và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân ngoài huyện để nhanh chóng tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện. Vai trò của các bên liên quan được thể hiện cụ thể như sau:

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Tân Lạc thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng gắn với cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Phối hợp với các tổ chức Hội, đoàn thể vận động nhân dân đóng góp, tạo nguồn lực xây dựng phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện cũng huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp và các nguồn khác để thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong đó chú trọng xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương. Sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện thể hiện vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện. Sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy và UBND huyện, sự quyết tâm của các cấp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong huyện, sự hưởng ứng tích cực của nhân dân đã góp phần thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đền ơn đáp nghĩa của địa phương.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tân Lạc cũng tích cực chỉ đạo các cơ sở hội tổ chức các nhiệm vụ theo chuyên đề tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại địa phương, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia xây dựng giúp đỡ thương binh, chăm sóc mẹ VNAH mới trong đó có nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, gắn các tiêu chí tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng với các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ công tác trọng tâm của hội. Qua đó, góp phần đề cao vai trò trách nhiệm của chị em phụ nữ trong việc thực hiện các nội dung của chương trình.

Bảng 2.17: Sự phối hợp của các bên có liên quan thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn 2016- 2019

Bộ máy vị trí Phạm vi trách nhiệm

UBND huyện Tân Lạc Chủ trì chỉ đạo, phân công trách nhiệm thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng Phòng Lao động Thương Binh

và Xã hội huyện Tân Lác

Tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hàng năm; theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân huyện để kịp thời chỉ đạo, điều hành.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Tân Lạc

Tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Tân Lạc

Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực tham gia xây dựng giúp đỡ thương binh, chăm sóc mẹ VNAH mới trong đó có nhiệm vụ tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Hội Cựu chiến binh Giám sát, hướng dẫn việc tuyên truyền, quán triệt triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

UBND các xã, thị trấn Có trách nhiệm tổ chức thực thi các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn xã, thị trấn. Báo cáo kết quả thực thi nhiệm vụ về UBND huyện (qua phòng LĐTB&XH) tổng hợp chung.

Nguồn: UBND huyện Tân Lạc

Để đánh giá thực trạng phối hợp của các bên liên quan trong việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc, tác giả tiến hành đặt câu hỏi với 11 người được phỏng vấn như trên với nội dung:

Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc phối hợp của các bên liên quan trong việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc”?

Kết quả được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.18. Đánh giá công tác phối hợp của các bên liên quan trong việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc

giai đoạn 2016- 2019

STT Nội dung Đánh giá Trung

bình

1 2 3 4 5

1 Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên

quan với nhau trong thực thi chính sách 2 5 2 2 0 2,36 2 Vai trò và trách nhiệm của các bên liên

quan rõ ràng 2 2 1 3 3 3,27

Nguồn: Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát cho thấy, trong quá trình thực thi chính sách, vai trò của các bên liên quan như Hội Liên hiệp phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh… được đánh giá là khá rõ ràng (với điểm trung bình là 3,27). Tuy nhiên, sự phối hợp giữa các lực lượng này lại chưa thực sự chặt chẽ (với điểm trung bình là 2,36) dẫn đến sự không nhất quán khi triển khai các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng gắn với nhu cầu, mục đích hoạt động của đơn vị mình. Điều này là dễ hiểu bởi mỗi đơn vị lại có vai trò, chức năng, nhiệm vụ riêng biệt nên không tránh khỏi khi phối hợp với nhau sẽ xảy ra tình trạng không cùng quan điểm và cách thức triển khai thực hiện. Do vậy, trong thời gian tới, đây cũng là nội dung cần khắc phục đối với các lực lượng liên quan để công tác phối hợp mang lại hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 57 - 65)