Điểm mạnh trong tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 71 - 72)

TỈNH HÒA BÌNH

2.4.2. Điểm mạnh trong tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc

với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc

Đối với giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách: Bộ máy thực thi chính sách và nhân sự trong bộ máy về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu trên thực tế. UBND huyện Tân Lạc và các Phòng ban liên quan đến công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc đều làm đúng phận sự của mình và sát sao với các nhiệm vụ được giao, góp phần thực thi chính sách đúng tiến độ và hiệu quả. Hơn nữa, các cơ quan, đơn vị trong bộ máy ngoài việc làm tốt chức năng, nhiệm vụ còn hỗ trợ và phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác nhằm thực hiện một cách tốt nhất công tác chuẩn bị triển khai chính sách. Nhân sự trong bộ phần nào đã đáp ứng được những tiêu chí cơ bản về năng lực, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện tốt vai trò của mình.

Đối với giai đoạn chỉ đạo thực thi chính sách: Công tác chỉ đạo thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của cấp ủy Đảng, sự giám sát của HĐND, sự điều hành trực tiếp của UBND huyện, sự quan tâm phối hợp của các cơ quan, đoàn thể và nhân dân được hưởng lợi; từ huyện đến cơ sở và các thôn, bản trên bàn huyện, sự nhiệt tình của nhân dân và Ban Chỉ đạo ra quân đầu xuân tại các xã, thị trấn đã tích cực tuyên truyền đến từng thôn, bản. Trong giai đoạn này, đáng chú ý là công tác truyền thông và tư vấn chính sách, UBND huyện Tân Lạc đã tận dụng nguồn lực tối đa từ các đơn vị liên quan như báo, đài truyền thanh của, truyền hình, các buổi hội thảo, hội nghị... nhằm đưa các chủ trương, mục tiêu và cách thức thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đến gần với người dân hơn; từ đó, nhanh chóng tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của người dân - một nhân tố không thể thiếu góp phần làm nên thành công của công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện.

Đối với giai đoạn kiểm soát thực thi chính sách: UBND huyện Tân Lạc đã xây dựng hệ thống thông tin phản hồi và giám sát thực thi chính sách tương đối tốt. Chẳng hạn, đối với việc quản lý, sử dụng vật tư được cung ứng của các xã, thị trấn

thì phần lớn các xã, thị trấn cơ bản chấp hành tốt cơ chế quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích. Việc giám sát, kiểm tra mặc dù chưa có nhiều điểm đáng chú ý nhưng về cơ bản, UBND huyện Tân Lạc đã thể hiện sự quyết tâm của mình trong công tác kiểm soát sự thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 71 - 72)