Chuyên viên Đánh giá
1.2.4.2. Đánh giá đối với giai đoạn chỉ đạo thực thi chính sách
Ở giai đoạn này, bộ máy tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng sẽ thực hiện những nhiệm vụ chỉ đạo triển khai chính sách với những hoạt động và các hoạt động này cần được đánh giá cụ thể như sau:
- Đánh giá công tác truyền thông và tư vấn chính sách:
Công tác truyền thông và tư vấn chính sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra của UBND cấp huyện. Mục tiêu của hoạt động truyền thông và tư vấn chính sách là giúp người dân hiểu biết về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, nhằm dành được sự ủng hộ và đồng thuận của người dân.
Bên cạnh đó, mục tiêu của truyền thông chính sách còn để nâng cao nhận thức, sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là doanh nghiệp vào
góp kinh phí theo hình thức hợp tác công tư trong xây dựng và tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của huyện.
Vì vậy, các nội dung truyền thông chủ yếu cho người dân và doanh nghiệp tập trung vào những điểm mấu chốt sau:
+ Phổ biến tầm nhìn và nội dung của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện;
+ Phổ biến ý nghĩa và vai trò của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đối với sự phát triển KT-XH địa phương;
Hoạt động truyền thông có thể thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo đài, thông qua các đêm truyền thông, các cuộc trưng bày triển lãm giới thiệu về chính sách và các chương trình, dự án về tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện.
Nội dung đánh giá công tác truyền thông và tư vấn chính sách bao gồm: - Hình thức tuyên truyền chính sách phong phú, đa dạng và hiệu quả? - Nội dung tuyên truyền sâu và sát với tình hình thực tế?
- Cơ quan tuyên truyền giải đáp thắc mắc của người dân tốt? -Đánh giá thực thi các kế hoạch:
Trong giai đoạn này, các cơ quan trong bộ máy tổ chức thực thi chính sách sẽ tổ chức thực hiện các kế hoạch/chương trình/dự án tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Các cơ quan liên quan như Phòng LĐTB&XH, UBMTTQ là những cơ quan đầu mối phụ trách triển khai các kế hoạch/chương trình tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Ngoài ra các cơ quan chuyên môn của huyện tùy theo thẩm quyền sẽ phối hợp thực hiện theo thẩm quyền của mình.
-Đánh giá vận hành các ngân sách:
Tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn liên quan đến việc huy động và vận hành ngân sách. Mục tiêu của giai đoạn này là sử dụng có hiệu quả các nguồn ngân sách và hỗ trợ từ Trung ương, bộ, ngành, tỉnh cho việc tổ chức thực thi. Trong đó, sử dụng tốt các nguồn kinh phí hỗ trợ người có
công với cách mạng của trung ương và địa phương. Mỗi nguồn kinh phí nói trên đều phải được phân bổ và sử dụng theo quy chế quản lý kinh phí cụ thể.
Các tiêu chí đánh giá:
- Việc sử dụng ngân sách Trung ương. - Việc sử dụng ngân sách của Tỉnh. - Việc sử dụng ngân sách của Huyện.
- Việc sử dụng ngân sách nhân dân tự đóng góp. - Việc sử dụng ngày công huy động
- Đánh giá sự phối hợp sự thực thi giữa các cơ quan hữu quan:
Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách xã hội mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc và có liên quan đến nhiều cơ quan, ban, ngành Trung ương và địa phương. Việc tiến hành phối hợp hoạt động của các ban ngành, các địa phương, các tổ chức quần chúng nhân dân có tác dụng quan trọng trong việc huy động tối đa sức mạnh của toàn xã hội nhằm thực thi chính sách thành công.
UBND cấp huyện là cơ quan chủ trì thực thi chính sách tại địa phương, phối hợp với các cơ quan liên quan, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc huyện và UBND cấp xã triển khai các hoạt động thực thi chính sách. Tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cần sự phối hợp của nhiều cơ quan ban ngành khác nhau. Trước hết là sự phối hợp giữa các phòng ban trong bộ máy quản lý của UBND cấp huyện như Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Giáo dục – Đào tạo, Phòng Văn hóa – Thông tin… Thêm nữa, sự phối hợp với các cơ quan truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo chí. Sự phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội như Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… trong nhiều công việc truyền thông quy hoạch, xây dựng công trình hỗ trợ người có công như nhà tình nghĩa, ngày công lao động, tặng sổ tiết kiệm là những nội dung cần quan tâm trong giai đoạn này.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan với nhau trong thực thi chính sách.
- Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan rõ ràng