Đánh giá đối với giai đoạn chuẩn bị tổ chức thực thi chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 45 - 57)

TỈNH HÒA BÌNH

2.3.1. Đánh giá đối với giai đoạn chuẩn bị tổ chức thực thi chính sách

a) Đánh giá đối với xây dựng bộ máy thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng huyện Tân Lạc

Nguồn: UBND huyện Tân Lạc

Hình trên cho thấy bộ máy thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc. Vai trò, chức năng của từng bộ phận trong bộ máy được cụ thể hóa như sau:

+ HĐND huyện là cơ quan xem xét và phê duyệt đề xuất về chủ trương, mục Huyện ủy UBMTTQ và các Ban, Đoàn thể HĐND huyện UBND huyện UBND 24 xã, thị trấn Phòng LĐTB&XH Các phòng ban, đơn vị sự nghiệp, cộng quản

tiêu và cơ chế thực hiện việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do UBND huyện trình. HĐND huyện cũng trực tiếp giao UBND huyện trực tiếp tổ chức triển khai các nhiệm vụ cụ thể của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện; đồng thời cũng giám sát việc tổ chức thực hiện của UBND tỉnh và các chủ thể liên quan.

+ UBND huyện là cơ quan quản lý, tổ chức thực thi các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn.

+ Phòng LĐTB&XH huyện:

- Tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hàng năm; theo dõi, tổng hợp, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Ủy ban nhân dân huyện để kịp thời chỉ đạo, điều hành.

- Phối hợp với các ngành, UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý chất lượng và hiệu quả chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn cấp xã trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

+ Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các Ban, Đoàn thể:

Tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

+ UBND 24 xã, thị trấn: Có trách nhiệm tổ chức thực thi các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn xã, thị trấn. Báo cáo kết quả thực thi nhiệm vụ về UBND huyện (qua phòng LĐTB&XH) tổng hợp chung.

+ Ngoài ra, còn có các phòng ban liên quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cộng quản như: Phòng Nội vụ, Phòng Kinh tế- Hạ tầng, Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng giáo dục và Đào tạo, Công an huyện, Ban Chỉ huy quân sự huyện, Trung tâm y tế hyện, Trung tâm văn hóa thể thao và Truyền thông … căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện một số công việc liên quan và tích cực phối hợp với các cơ quan ở trên để công tác chuẩn bị triển khai chính sách đạt hiệu quả.

Bộ máy thực thi chính sách hỗ trợ tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Tân Lạc về cơ bản đã thực hiện đầy đủ vai trò của mình. Trong đó, mỗi cơ quan có những nhiệm vụ riêng, cụ thể nhưng vẫn phối hợp với nhau trong các hoạt động chung nhằm đi đến kết quả như mục tiêu đề ra của UBND cấp huyện. Góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển. Với chức năng là cơ quan tham mưu cho UBND huyện trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng hàng năm, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện và phòng LĐTB&XH huyện Tân Lạc đã thể hiện sự tích cực và nỗ lực đáng kể trong quá trình tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong nhiều năm.

Nhân sự trong bộ máy thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc là những người có năng lực quản lý, có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để vận hành và thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc. Đa số nhân sự trong bộ máy này đều là những người tốt nghiệp Đại học trở lên, có chuyên môn vững về quản lý chính sách và các vấn đề dân tộc, các kỹ năng cơ bản như tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền chính sách, giám sát quá trình thực hiện.

Bảng 2.5. Nguồn nhân lực tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc giai đoạn 2016 - 2019

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Tổng số người 25 25 25 25

Số người trong biên chế Người 25 25 25 25

Số lao động hợp đồng Người 0 0 0 0

2

Phân theo trình độ

Trên Đại học Người 0 2

Đại học Người 21 21 24 22

Cao đẳng Người 2 2 1 1

Trung cấp Người 2 2

Nguồn: UBND huyện Tân Lạc

Bảng trên cho thấy nhân lực tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc giai đoạn 2016 - 2019 không có sự thay đổi số lượng nhưng về trình độ đã có sự thay đổi. Số người có trình độ Đại học trở lên chiếm 84% người năm 2016; 24/25 người trong năm 2019 chiếm 96% nhân lực trong bộ máy. Đặc biệt năm 2019 đã có 02 cán bộ có trình độ thạc sỹ. Huyện cũng đã quan tâm tạo điều kiện để 02 công chức có trình độ trung cấp được đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. Đến nay đội ngũ nhân lực tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân đã đáp ứng được vị trí công việc. Để chuẩn hóa theo vị trí việc làm trong giai đoạn tiếp theo, UBND huyện Tân Lạc cần chú trọng đến công tác bổ sung và nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho bộ máy để công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện một cách có hiệu quả.

Để đánh giá thực trạng xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng huyện Tân Lạc, tác giả tiến hành khảo sát 11 người là đại diện của các đơn vị tổ chức liên quan: Cán bộ Phòng LĐTB&XH (3 người); đại diện UBND huyện Tân Lạc (3 người); đại diện chính quyền 5 xã trên địa bàn huyện Tân Lạc (5 người); với câu hỏi: Ông/Bà đánh giá như thế nào về bộ máy tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc? (Trong đó: 1 = Rất kém; 2 = Kém; 3 = Trung bình; 4 = Tốt; 5 = Rất tốt)

Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá bộ máy tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc giai đoạn 2017- 2019

STT Nội dung Đánh giá Trung

bình

1 2 3 4 5

1

Thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong quá trình tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc

1 1 2 6 1 3,45

2 Bộ máy đầy đủ thành phần, hỗ trợ lẫn

nhau trong quá trình thực thi chính sách 2 2 3 3 1 2,91

3

Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

1 2 3 4 1 3,18

4 Có sự tương tác và hỗ trợ trực tiếp đối với

đơn vị và dân chúng xung quanh địa bàn 2 2 4 1 1 2,45

5

Thường xuyên lắng nghe góp ý của người dân và các bên liên quan để kịp thời điều chỉnh nội dung, cách làm trong quá trình tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc

2 3 3 1 1 2,36

Qua kết quả khảo sát, đánh giá của những người được hỏi thì nội dung “Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc” là nội dung được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,45. Thực tế cũng cho thấy, UBND huyện Tân Lạc và các phòng ban liên quan đến công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc đều làm đúng phận sự của mình và sát sao với các nhiệm vụ được giao, góp phần thực thi chính sách đúng tiến độ và hiệu quả. Tuy nhiên, bộ máy này vẫn tồn tại hạn chế là sự tương tác và hỗ trợ trực tiếp với người dân xung quanh địa bàn còn kém (với điểm trung bình khá thấp 2,45). Ngoài ra, việc lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân chưa được thường xuyên và liên tục (với điểm trung bình thấp nhất là 2,36). Đây là hai vấn đề không được đánh giá cao, vì vậy, trong thời gian tới, UBND huyện Tân Lạc cần sát sao hơn trong việc tương tác và hỗ trợ cũng như lắng nghe ý kiến của người dân để việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc đạt kết quả tốt.

a) Đánh giá đối với công tác lập kế hoạch triển khai chính sách

Trong giai đoạn 2016-2019, UBND huyện Tân Lạch đã chỉ đạo Phòng Lao Động Thương binh và Xã hội huyện Tân Lạc hoạch định số lượng đối tượng người có công với cách mạng tại huyện Tân Lạc nhằm lập kế hoạch triển khai chính sách, cụ thể như sau:

Bảng 2.7.Kế hoạch ưu đãi người có công với cách mạng tại huyện Tân Lạc theo số lượng đối tượng giai đoạn 2016- 2019

Số

TT Diện người có công

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 1 Thương binh 220 210 215 210 2 Thương binh B 5 10 10 10 3 Bệnh binh 75 75 72 70 4 Tuất 1 liệt sỹ 130 125 120 110 5 Tuất vợ (chồng) lấy chồng (vợ) khác 30 35 35 40 6 Tuất: TB, TB B, BB, CĐHH từ 61% trở

lên hưởng định xuất cơ bản 25 30 35 40

7 Người nhiễm chất độc hóa học 145 155 155 150 8 Con người nhiễm chất độc hóa học 50 55 55 55 9 Người phục vụ thương binh, thương binh

B và người nhiễm CĐHH trên 81% 10 10 10 10 10 Người HĐCM hoặc HĐKC bị địch bắt

tù đày 7 7 7 7

11 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 2 2 1 1

Cộng 699 714 715 703

(Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Tân Lạc)

Để đánh giá việc lập kế hoạch triển khai chính sách của UBND huyện Tân Lạc có được tốt hay không, tác giả tiếp tục đặt câu hỏi với 11 người được phỏng vấn như trên với nội dung: “Ông/Bà đánh giá như thế nào về việc lập kế hoạch triển khai chính sách của UBND huyện Tân Lạc?”

Bảng 2.8: Kết quả đánh giá về lập kế hoạch triển khai chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên của UBND huyện Tân Lạc giai đoạn 2016- 2019

STT Nội dung Đánh giá Trung

bình

1 2 3 4 5

1

Xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp trong tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

1 2 3 3 2 3,27

2

Liên tục tổng hợp tình hình qua từng giai đoạn để báo cáo UBND tỉnh về công tác triển khai và kết quả thực hiện thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện

1 2 3 5 0 3,09

3

Tổ chức hoạch định số lượng người có công với cách mạng được ưu đãi trên địa bàn huyện

0 3 2 3 2 3,64

4

Ban chỉ đạo thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện làm tốt chức năng của mình đối với việc lập kế hoạch và liên tục theo sát tiến độ

1 4 2 2 2 3,0

Nguồn: Kết quả khảo sát

Nội dung “Tổ chức hoạch định số lượng người có công với cách mạng được ưu đãi trên địa bàn huyện” là nội dung được đánh giá cao nhất (với điểm trung bình là 3,64) trong công tác lập kế hoạch triển khai công tác tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện Tân Lạc.. Với các thủ tục đơn giản và đối tượng rõ ràng nên UBND huyện Tân Lạc dễ dàng thực hiện đúng nội dung này theo quy trình của pháp luật. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, cần khắc phục việc “Ban chỉ đạo thực hiệnchính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện làm tốt chức năng của mình đối với việc lập kế hoạch và liên tục theo sát tiến độ” vì nội dung này được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình là 3,0.

c) Đánh giá đối với việc ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai chính sách

Căn cứ Kế hoạch số 119-KH/TU ngày 30/11/2017 của Ban thường vụ Tỉnh Ủy Hòa Bình về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, Chương trình hành động số 65/CTr-UBND ngày 11/5/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình UBND về tiển khai thực hiện Kế hoạch số 119-KH/TU, huyện Tân Lạc đã ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai chính sách ưu đãi người có công với cách mạng như sau trong giai đoạn 2017-2019:

Quyết định số 3929/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND huyện Tân Lạc về việc ban hành cơ chế điều hành tổ chức thực hiện hỗ trợ vật tư phong trào đền ơn đáp nghĩa.

Quyết định số 3214/QĐ-UBND ngày 21/6/2018 của UBND huyện Tân Lạc về giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người có công tại địa phương giai đoạn 2018-2022.

Đồng thời UBND huyện cũng đã có văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai trên địa bàn. Song song với đó huyện đã tổ chức Hội nghị triển khai, phổ biến các văn bản của Trung ương, của tỉnh về các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công đến các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn.

Huyện đã triển khai Kế hoạch số 79/KH-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Lạc về việc lập Kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo cán bộ công chức cấp xã năm 2016 và giai đoạn 2016-2020 trong đó có nội dung đào tạo nghề cho thương binh, người khuyết tật.

Căn cứ Kế hoạch, Quyết định của tỉnh về việc giao chỉ tiêu ngân sách Nhà nước hàng năm UBND huyện đã ban hành các Quyết định giao chỉ tiêu, chỉ đạo triển khai thực hiện. Có thể thấy, việc đẩy mạnh tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện luôn được cụ thể hóa trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của các xã, thị trấn. Ngoài ra, các xã, thị trấn trong huyện cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền của, sức lực nhằm đẩy mạnh phong trào tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với

cách mạng ở địa phương. Tổ chức kiện toàn lại Ban chỉ đạo, phân công các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách các xã, thị trấn (khi có sự thay đổi về nhân sự); tổ chức phát động phong trào Đền ơn đáp nghĩa …

Những thành tựu mà huyện Tân Lạc đã đạt được và đang phấn đấu để đạt được một phần là nhờ các văn bản chính sách mang tính chất định hướng chỉ đạo, điều hành rất cụ thể của các cấp từ trung ương đến địa phương; trong đó, các văn bản về cách thức tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng do UBND huyện ban hành đã góp phần không nhỏ cụ thể hóa các chủ trương và chính sách của trung ương, tạo tiền đề cho việc thực hiện thành công chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại địa phương.

Bảng 2.9. Các văn bản hướng dẫn triển khai chính sách sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Tân Lạc được ban hành giai đoạn 2016- 2019

TT Loại văn bản Tên văn bản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 45 - 57)