Các yếu tố thuộc về UBND cấp huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 32 - 34)

Chuyên viên Đánh giá

1.3.1. Các yếu tố thuộc về UBND cấp huyện

a) Nguồn nhân lực làm công tác đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban nhân dân huyện

Con người là chủ thể thực hiện và có vai trò quyết định tới hiệu quả đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Vì vậy, nếu cán bộ, công chức làm công tác đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm và có nhận thức đúng đắn về vai trò, mục đích và ý nghĩa của đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thì công tác đánh giá sẽ đạt hiệu quả cao. Do đó, để thực hiện tốt công tác đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thì công đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được quan tâm thường xuyên.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở địa phương là nhân tố quan trọng và có vai trò quyết định đến hiệu quả công tác đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thể hiện từ việc đề ra định hướng, hoạch định đến thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong giai đoạn hiện nay không chỉ yêu cầu có “tầm”, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, năng động sáng tạo mà còn đòi hỏi phải có “tâm”, có phẩm chất đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể và trước nhân dân. Giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng vừa có “tâm”, vừa có “tầm” là thực sự cần thiết và quan trọng hàng đầu hiện nay.

b) Công tác phân cấp, phối hợp:

Phân cấp trong hoạt động quản lý tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là việc phân công, chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn trong đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của cơ quan cấp trên cho cơ quan đánh giá cấp dưới thực hiện trên cơ sở năng lực thực tế và các quy định của pháp luật.

Nếu công tác phân cấp được thực hiện tốt, các đơn vị được phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng, phát huy được tính chủ động và rút ngắn thời gian trong thực hiện đánh giá. Ngược lại, nếu công tác phân cấp thực hiện không tốt hoặc không thực hiện phân cấp sẽ làm cho công tác đánh giá bị chồng chéo và không phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị cấp dưới. Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt công tác phân cấp trong đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, cơ quan đánh giá cấp trên có thẩm quyền phân cấp phải đánh giá chính xác năng lực của đơn vị cấp dưới để phân cấp cho hợp lý, hiệu quả. Ngược lại, đơn vị được phân cấp phải chủ động ban hành các chính sách về thi đua, khen thưởng; phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng bộ phận để thực hiện nhiệm vụ được phân cấp.

Hiệu quả của hoạt động phối hợp ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của công việc. Nếu các khâu trong toàn bộ hoạt động diễn ra một cách suôn sẻ, nhịp nhàng, thông suốt thì kết quả công việc được giải quyết nhanh chóng, kịp thời; ngược lại, nếu một “mắt xích” trong chuỗi hoạt động đó bị ách tắc, tê liệt thì công việc đương nhiên bị đình trệ và kéo dài.

c) Tiềm lực tài chính ngân sách của huyện:

Đây cũng là là nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Một huyện có tiềm lực tài chính mạnh, có thể có đủ nguồn kinh phí bổ sung bên cạnh ngân sách tỉnh. Ngược lại, một huyện nghèo sẽ không đủ điều kiện về kinh phí đề tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và vì vậy sẽ cản trở sự thành công của triển khai các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Do đó, việc đánh giá tổ chức thực thi

chính sách hỗ trợ thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ngay từ giai đoạn đầu tiên cần phải dự trù nguồn kinh phí để có các phương án chủ động trong quá trình tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của UBND huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Đánh giá tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng của uỷ ban nhân dân huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w