PHÁTTRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘ
1.1.5.1. Các yếu tố khách quan
Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta còn nhiều yếu kém và thiếu chặt chẽ, nhiều vướng mắc còn tồn đọng khá dai dẳng và không giải quyết được đã gây cản trở lớn cho công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất. Không ít các trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất của các chủ sử dụng không có chứng thư pháp lý, vi phạm pháp luật về đất đai. Tình trạng tranh chấp đất đai, khiếu kiệ trong nhân dân do không có giấy tờ hợp pháp hay hợp lệ hoặc vì một quyết định sai chính sách trong thời gian qua không giảm. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nâng cao năng lực thể chế, ổn định pháp chế trong xã hội là những nội dung quan trọng và cần thiết nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ đất đai. Đồng thời, nó có tác động rất lớn đối với việc
thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thời kỳ hình thành và phát triển thị trường bất động sản.
Từ năm 2013 đến nay, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất. Sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai 2013 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Với một hệ thống quy phạm khá hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể, rõ ràng, đề cập mọi quan hệ đất đai phù hợp với thực tế. Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của Nhà nước đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, giải quyết tốt mối quan hệ đất đai ở khu vực nông thôn, bước đầu đã đáp ứng được quan hệ đất đai mới hình thành trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa; hệ thống pháp luật đất đai luôn đổi mới, ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng, an ninh và ổn định xã hội.
Theo đó, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng cũng luôn được Chính phủ không ngừng hoàn thiện, sửa đổi nhằm giải quyết các vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai. Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gian qua công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng cho việc phát triển các dự án đầu tư. Tuy nhiên, do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật đất đai qua các thời kỳ nên công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã gặp khá nhiều khó khăn và cản trở. Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Hệ thống văn bản pháp luật đất đai còn có những nhược điểm như số lượng nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong sử dụng, nội bộ hệ thống chưa đồng bộ, chặt chẽ gây lúng túng trong xử lý và tạo kẽ hở trong thực thi pháp luật. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định cao và phù hợp với tình hình thực tế. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
thực sự trở thành sự nghiệp cộng đồng mà Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực sự trở thành sự nghiệp của cộng đồng mà Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức.
Bất kỳ một phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư nào đều dựa trên một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được các yêu cầu như là phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động tới chính sách bồi thường đất đai trên hai khía cạnh:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho thuê đất chỉ được thực hiện khi có quyết định thu hồi đất đó của người đang sử dụng đất.
- Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp cơ sở khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội để phân chia đất đai theo loiaj sử dụng nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất. Đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nó chi phối từ khâu hình thành dự án đến khâu cuối cùng giải phóng mặt bằng và lập khu tái định cư. Hiện nay, trên phạm vi cả nước có khoảng 60% đơn vị cấp huyện có quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý đất đai yếu kém, số liệu không đảm bảo độ tin cậy, việc khoanh định các loại đất, định hướng sử dụng không sát với thực tế thì ở đó công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gặp nhiều khó khăn phức tạp, hiệu quả thấp.
Nhìn chung, chất lượng quy hoạch nói chung và quy hoạch nói riêng còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa hợp lý, tính khả thi thấp, đặc biệt là thiếu tính bền vững. Phương án quy hoạch chưa dự báo sát tình hình, quy hoạch còn mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo”. Nhiệm vụ giao đất, cho thuê đất có tác động rất lớn đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất, phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch là điều kiện bắt buộc, nhưng nhiều địa phương chưa thực hiện tốt nguyên tắc này; hạn mức đất được giao và nghĩa vụ đóng thuế đất quy định không rõ ràng, tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ dẫn đến khó khăn cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Bên cạnh đó, người dân có đất bị thu hồi là một trong các bên tham gia trực tiếp vào quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng (BTGPMB). Đây là nhân
tố ảnh hưởng rất lớn tới công tác BTGPMB. Nếu người dân có ý thức trách nhiệm và tự giác tham gia thì công tác GPMB sẽ được thực hiện nhanh chóng và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, việc để người dân tự giác tham gia là vô cùng khó khăn vì việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để làm dự án đầu tư có liên quan trực tiếp tới lợi ích của họ. Bên cạnh đó một bộ phận người dân lại không có hiểu biết dễ bị kẻ xấu lôi kéo chống phá, cản trở quá trình thực hiện BTGPMB của Nhà nước. Do đó, khi thực hiện công tác GPMB các cấp, ngành có thẩm quyền phải có trách nhiệm tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích mà dự án đem lại cũng như các chính sách về BTGPMB của Nhà nước.