Trong luận văn này, chúng tôi chọn hình thức thể hiện của E-Book dưới dạng trang web HTML (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). Hiện nay có nhiều phần mềm miễn phí, thương mại giúp cho việc xây dựng giáo trình E-Book dưới dạng HTML như Macromedia Dreamweaver, eXe, Lecture 2.0, ...
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, chúng tôi lựa chọn phần mềm Macromedia Dreamweaver CS5.5 làm công cụ để xây dựng và thiết kế E- Book vì:
- Macromedia Dreamweaver CS5.5 là một phần mềm dùng để thiết kế web mạnh, nhiều tính năng, chuyên nghiệp, trực quan và thông dụng hiện nay.
về HTML, JAVASCRIPT.
- Có tính mềm dẻo trong thiết kế, dễ dàng chỉnh sửa mã nguồn HTML hơn phần mềm eXe.
- Việc thêm các đối tượng như Flash, hình ảnh, âm thanh, script, ... dễ dàng và trực quan.
1.5.4.1. Giới thiệu về Macromdia Dremweaver CS5.5
Macromedia Dreamweaver CS5.5 là một công cụ xây dựng nội dung đào tạo (authoring) được thiết kế chạy trên môi trường web để giúp đỡ các GV và các học viên trong việc thiết kế, phát triển và xuất bản các tài liệu dạy và học trên web mà không thành thạo về HTML, JAVASCRIPT hay các ứng dụng xuất bản web rắc rối khác.
Ngoài việc cung cấp công cụ chuyên biệt về web để có thể tham chiếu một cách dễ dàng hoặc được import bởi các hệ thống tương thích LMS chuẩn, Macromedia Dreamweaver còn được phát triển như là một công cụ authoring offline mà không phải thiết kế, kết nối mạng.
Có thể tải và cài đặt từ địa chỉ:
http:///www.adobe.com/support/dreamweaver/
1.5.4.2. Làm việc với Macromedia Dreamweaver 1.5.4.2.1. Khởi động Macromedia Dreamweaver
Khởi tạo chương trình để làm việc: Chọn biểu tượng của chương trình trên màn hình.
1.5.4.2.2. Giao diện của Macromedia Dreamweaver
a) Giao diện của Macromedia Dreamweaver như sau: Cửa sổ làm việc của chương trình:
Hình 1.1 Giao diện của Macromedia Dreamweaver
b) Thanh công cụ và một số chức năng của Macromedia Dreamweaver: Tạo mới một trang tài liệu:
- Vào menu: File→chọn New Document
- Chọn Blank pages→HTML→Trong phần Layouts, chọn None→
Nhấn create
- Có thể chọn Preferences... để thiết lập thuộc tính cho trang như màn nền, kiểu mã hóa, các đường dẫn.
Hình 1.3 Thiết lập thuộc tính trang nền
Các chức năng thường dùng:
Các thẻ dùng trong soạn thảo HTML, sử dụng bằng cách Insert →Tag
Chooser.
Chèn một bảng: Chọn Insert→Table có thể chọn số dòng (trong ô
Rows), số cột (trong ô Columns), chiều rộng bảng (trong ô Table width) hiển thị trên trang HTML.
Hình 1.5 Chèn bảng
Chèn một ảnh: Insert→Image sau đó chọn đường dẫn tới ảnh cần hiển
Hình 1.6 Chèn hình ảnh
Chèn một số đối tượng là tệp tin: Insert→Media→chọn loại tệp cần chèn.
Hình 1.7 Chèn một tập tin
Chèn một đối tượng là Form như nhãn, nút chọn (ratio button)... vào chức
năng: Insert → From →...
Chèn một đường dẫn siêu liên kết: Insert -> Hyperlink
Chèn một đối tượng thuộc HTML như: đường kẻ ngang, các kiểu khung hiển thị, các đối tượng văn bản,... chọn: Insert -> HTML -> ...
1.6. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong việc bồi dưỡng năng lựctự học củaHS ở một số trường THPT thành phố Hà Nội