Bảng tổng kết tài sản dùng để nghiên cứu nhận xét đánh giá tổng quát tình hình tài chính, sử dụng vốn có ý nghĩa phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp ở thời điểm lập báo cáo. Nó tồn tại dưới hình thái vật chất hoặc phi vật chất chẳng hạn là vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định…và nguồn vốn của công ty có ý nghĩa phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp.
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại SEACOM(2019-2021)
CHỈ TÊU 2019 2020 2021 CL 2020/2019 CL 2021/2020
Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TL% Số tiền TL%
TÀI SẢN I TSNH 6,063,991,610 79,47% 7,070,468,083 77,39% 8,908,209,198 76,66% 1,006,476,474 17% 1,837,741,115 26% 1 Tiền 684,401,306 11,29% 890,026,628 12,59% 1,237,496,882 13,89% 205,625,322 30% 347,470,254 39% 2 KPTHU 2,468,257,176 40,70% 2,285,730,376 32,33% 4,340,303,420 48,72% -182,526,800 -7% 2,054,573,044 90% 3 HTK 2,341,320,000 38,61% 3,159,990,473 44,69% 2,506,210,000 28,13% 818,670,473 35% -653,780,473 -21% 4 TSNH khác 570,013,128 9,40% 734,720,606 10,39% 824,198,896 9,25% 164,707,478 29% 89,478,290 12% II TSDH 1,566,245,914 20,53% 2,065,814,400 22,61% 2,712,096,823 23,34% 499,568,486 32% 646,282,423 31% 1 TSCD 1,219,610,314 77,87% 1,575,684,800 76,27% 2,084,462,423 76,86% 356,074,486 29% 508,777,623 32% 2 TS khác 346,635,600 22,13% 490,129,600 23,73% 627,634,400 23,14% 143,494,000 41% 137,504,800 28% TỔNG TS 7,630,237,523 100% 9,136,282,483 100,00% 11,620,306,022 100,00% 1,506,044,960 20% 2,484,023,538 27% NGUỒN VỐN I Nợ phải trả 4,533,463,251 59,41% 5,662,259,270 61,98% 7,965,045,622 68,54% 1,128,796,019 25% 2,302,786,351 41% 1 Nợ ngắn hạn 3,350,945,537 73,92% 4,413,578,486 77,95% 6,407,365,279 80,44% 1,062,632,950 32% 1,993,786,793 45% 2 Nợ dài hạn 1,182,517,714 26,08% 1,248,680,784 22,05% 1,557,680,342 19,56% 66,163,070 6% 308,999,558 25% II Vốn chủ sở hữu 3,096,774,272 40,59% 3,474,023,213 38,02% 3,655,260,400 31,46% 377,248,941 12% 181,237,187 5% 1 Vốn chủ sở hữu 2,996,504,000 96,76% 3,457,133,600 99,51% 3,460,141,600 94,66% 460,629,600 15% 3,008,000 0% 2 Nguồn kinh phí khác 100,270,272 3,24% 16,889,613 0,49% 195,118,800 5,34% -83,380,659 -83% 178,229,187 1055% TỔNG NGUỒN VỐN 7,630,237,523 100% 9,136,282,483 100% 11,620,306,022 100% 1,506,044,960 20% 2,484,023,538 27% (ĐVT: VNĐ)
Nhân xét:
- Tình hình Tài sản:
Nhìn vào bảng trên thì Tổng tài sản của doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn qua các năm, từ năm 2019 tổng tài sản là 7,630,237,523 đồng đến năm 2020 tổng tài sản là 9,136,282,483 đồng thể hiện tổng tài sản của doanh nghiệp tăng lên mức 1,506,044,960 đồng với tỷ lệ tăng 20%. Đến năm 2021 tổng tài sản là 11,620,306,022 tăng lên 2,484,023,538 đồng với tỷ lệ 27% so với năm 2020. Thể hiện sự biến động giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của Doanh nghiệp.
- Tài sản ngắn hạn:
+ Tiền của doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm. Trong năm 2019 là 684,401,306 đến năm 2020 là 890,026,628 tăng 205,625,322 đồng chiếm tỷ lệ 30%. Đến năm 2021 tiếp tục tăng mạnh là 1,237,496,882 đồng tăng 347,470,254 so với năm 2020 với tỷ lệ 39%. Thể hiện được công ty có khả năng huy động vốn và khai thác tốt tiền trong quá trình kinh doanh.
+ Các khoản phải thu có sự chênh lệch, năm 2020 giảm 182,526,800 đồng với tỷ lệ giảm 7% so với năm 2019 và tăng 2,054,573,044 đồng với tỷ lệ tăng 90% năm 2021.
+ Hàng tồn kho của công ty đối với năm 2020 là 3,159,990,473 đồng tăng 818,670,473 đồng với tỷ lệ tăng 35% so với năm 2019 và giảm trở lại năm 2021 là 2,506,210,000 đồng với tỷ lệ giảm 21%. Cho thấy trong năm 2019-2020 tồn kho tăng thì công ty chưa đảm bảo và có những vấn đề trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
+ Về tài sản ngắn hạn khác của công ty đồng từ năm 2020 là 734,720,606 tăng 164,707,478 đồng với tỷ lệ 29% so với năm 2019 và tiếp tục tăng ở năm 2021 là 824,198,896 đồng tăng 89,478,290 với tỷ lệ tăng 12%.
+ Tổng giá trị TSNH, tỷ trọng có sự thay đổi qua các năm từ 20119 đến 2021. Ta thấy, số tiền năm 2020 so với 2019 đã tăng 1,006,476,474 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 17%. Đến năm 2021 số tiền đã tăng 1,837,741,115 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng so với 2020 là 26%.
- Tài sản dài hạn:
+ Tổng tài sản dài hạn của công ty năm 2019-2020 tăng 499,568,486 đồng với tỷ lệ tăng 32% và đến năm 2020 tiếp tục tăng 646,282,423 đồng với tỷ lệ tăng 31% so với 2020.
+ Tài sản cố định: Từ năm 2020 là 1,575,684,800 đồng tăng 356,074,486 đồng với tỷ lệ tăng 29% so với năm 2019 và ở năm 20201cũng tăng 508,777,623 với tỷ lệ tăng 32% đối với năm 2020. Các khoản dài hạn khác của công ty chủ yếu là các khoản chi phí trả trước dài hạn.
- Tình hình Nguồn vốn
Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp chúng ta thấy, để có vốn sản xuất kinh doanh Công ty đã huy động vốn như thế nào mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của nguồn vốn. Qua đó thấy mức độ độc lập tài chính và trách nhiệm pháp lý đối với các khoản nợ của Công ty.
Nguồn vốn của công ty được cấu thành từ 2 nguồn chính, bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong giai đoạn 2019 đến 2020 tổng nguồn vốn có xu hướng tăng từ 7,630,237,523 đồng ở năm 2019 lên 9,136,282,483 đồng ở năm 2020 (tăng 20%) và giai đoạn 2020 đến 2021 tăng lên 11,620,306,022 đồng ở năm 2021(tăng 27% so với năm 2020).
- Nợ phải trả:
Trong năm 2019 nợ phải trả chiếm tỷ trọng 59.41% nguồn vốn của công ty, năm 2020 chiếm 61.98%, năm 2020 chiếm 68.54%.
Cụ thể trong giai đoạn 2019 đến năm 2020: Nợ phải trả tăng từ 4,533,463,251 đồng ở năm 2019 tăng 2020 là 5,662,259,270 tăng một lượng là 1,128,796,019 (tăng 25%) và năm 2021 tăng 7,965,045,622 là tăng 1 lượng 2,302,786,351 tăng 41% so với năm 2020 . Cho thấy tình hình tài chính công ty đang phụ thuộc vào vốn vay ngắn hạn từ bên ngoài và công ty giảm sự tự chủ về mặt tài chính. Nợ phải trả chủ yếu là do sự biến động của nợ ngắn hạn.
Nợ ngắn hạn:
Năm 2020 nợ ngắn hạn của công ty là 4,413,578,486 đồng tăng 1,062,632,950 đồng so với năm 2019 là 3,350,945,537 tương ứng mức tăng 32%.
Sang đến năm 2021, nợ ngắn hạn của công ty tiếp tục tăng đạt 6,407,365,279 đồng, so với năm 2020 đã tăng 1,993,786,793 đồng tương ứng với 45%.
Nợ dài hạn:
Trong giai đoạn năm 2019-2021, nợ dài hạn liên tục tăng qua các năm. Năm 2020 nợ dài hạn của công ty là 1,248,680,784 đồng, tăng 66,163,070 đồng so với năm 2019 tương ứng 6%. Năm 2021 nợ dài hạn tiếp tục tăng lên đến 1,557,680,342 đồng, tăng 308,999,558 đồng so với năm 2020 tương ứng 25%.
- Vốn chủ sở hữu:
Số liệu bảng trên cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng 40,59% trong cơ cấu nguồn vốn năm 2019. Tỷ trọng Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty giảm qua từng năm từ năm 2019-2021, năm 2019 chiếm 38,02% và năm 2020 giảm mạnh còn 31,46%.
Năm 2020 vốn chủ sở hữu là 3,474,023,213 đồng, tăng 377,248,941 đồng tương ứng 12% so với năm 2019. Năm 2021 vốn chủ sở hữu là 3,655,260,400 đồng tăng 5% tương ứng 181,237,187 đồng so với năm 2020.
Năm 2019 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 40,59% và nợ phải trả chiếm 59,41% tổng nguồn vốn. Năm 2020 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 38,02% và nợ phải trả chiếm 61,98%. Đến năm 2021 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 31,46% và nợ phải trả là 68,54%. Điều này cho thấy công ty có khả năng tự đảm bảo tài chính không cao, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm và nợ phải trả đang tăng dần qua các năm thể hiện Công ty đang phụ thuộc vào các khoản nợ vay tài chính.